Người Việt xưa đón Trung thu với mâm cỗ vô cùng giản dị. Chỉ vài chiếc bánh nướng, bánh dẻo và ấm trà nóng ấm đã là một cái tết Trung thu ấm cúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trà ngon uống cùng bánh trung thu để cùng thưởng thức trọn vẹn bên gia đình, bạn bè.
Văn hóa ăn bánh uống trà dịp trăng rằm
Ngày rằm tháng Tám theo lịch Âm được gọi là tết Trung thu, còn gọi là tết Trông trăng hay tết Hoa đăng. Tết Trung thu diễn ra ở hầu hết các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên,… Vào dịp này, người ta thường bày cỗ, múa lân, múa rồng cho các trẻ em vui chơi. Cũng trong dịp này, người ta thường mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng ông bà, tổ tiên. Đồng thời, dùng để biếu tặng họ hàng, bạn bè,…
Tết Trung thu mang ý nghĩa đoàn viên. Đây là lúc mọi thành viên trong gia đình tề tựu đông đủ, cùng nhau quây quần ăn bánh, uống trà, ngắm trăng.Thói quen ăn bánh trung thu, uống trà nóng đã trở thành một nét văn hóa của người dân Việt Nam. Trong vị ngọt ngào của bánh có vị đắng chát của trà. Trong sự thanh khiết của trà có sự cầu kỳ của chiếc bánh trung thu. Sự viên mãn mà người dân ta cầu mong trong dịp lễ trung thu chính là sự tổng hòa của vị ngọt và trái đắng trong cuộc đời.
Ngày nay, dù có rất nhiều loại thức uống nhưng trà vẫn được ưu ái kết hợp cùng bánh trung thu mỗi dịp trăng rằm. Ăn một miếng bánh, nhấp một ngụm trà, người ta như tìm được giây phút thảnh thơi giữa cuộc đời lắm bộn bề. Thưởng trà trong dịp lễ trung thu như tăng thêm sự đoàn viên, sum vầy. Chính vì thế, nó trở thành một “nghi thức” không thể thiếu vào dịp lễ này.
Nghệ thuật ăn bánh trung thu – thưởng trà
Trung thu là một trong 3 cái tết lớn nhất của người Việt. Cứ đến dịp này, người lớn, trẻ em lại sum vầy trong không khí đoàn viên. Cả nhà cùng nhau ăn miếng bánh, nhâm nhi chén trà, cùng ôn lại những kỷ niệm đã qua. Không chỉ riêng người già, giới trẻ hiện nay cũng đang dần tìm thấy những nét thú vị trong văn hóa xưa. Nếu bạn đang tìm kiếm một những điều đơn giản, bình yên, hãy về bên gia đình trong dịp lễ trung thu này.
Hãy cùng ngồi xuống nhấm nháp chén trà đắng chát tinh tế, ăn một miếng bánh ngọt ngào. Đảm bảo bạn sẽ có những trải nghiệm mới mẻ. Đồng thời, cũng là lúc tụ họp cùng gia đình. Bên cạnh đó, suy ngẫm lại về những điều đã qua trong cuộc đời.
Thưởng trà bằng đầy đủ các giác quan, lòng người dường như cảm nhận rõ ràng sự viên mãn. Bởi vậy mới nói, uống trà đâu chỉ để nhấm nháp vị đắng chát hay vị ngọt hậu của trà. Hình ảnh bánh trung thu đại diện cho sự viên mãn và đoàn viên. Trà lại là thứ làm tròn đầy ý nghĩa của chiếc bánh. Nghệ thuật ăn bánh trung thu – uống trà đã giao thoa với những hương vị rất đời thường. Tuy nhiên, chính sự giản đơn đó đã nâng nó thành một nét đẹp trong truyền thống lâu đời của con người Việt Nam.
Các loại trà kết hợp cùng bánh trung thu
Chọn trà phù hợp với các dịp lễ và hợp sở thích là việc rất quan trọng. Trong ngày lễ Trung thu lại càng quan trọng. Đặc biệt là đối với những người thích thưởng trà. Ngoài chọn chiếc bánh đặc biệt, bạn cần phải xem xét ăn bánh trung thu uống trà gì thì thích hợp nhất. Dưới đây là một số loại trà bạn có thể tham khảo để có một cái tết trọn vị.
Xem nhanh
Trà sen tây hồ
Trà sen và bánh trung thu có một mối liên kết dịu dàng, vô tận. Thưởng thức miếng bánh ngọt và nâng niu chén trà xanh ấm nồng trên tay mới thấy cảm xúc thật khó tả. Đặc biệt là với trà Thái Nguyên từ vùng Tân Cương Thái Nguyên của Hải Trà Tân Cương. Với hương thơm cốm, cùng vị chát dịu hậu ngọt sẽ rất ngon thưởng thức cùng bánh trung thu.
Qua đó, thấy được tấm lòng yêu mến và trân trọng trong từng sản phẩm trà Thái Nguyên dành cho thực khách. Từ chọn nguyên liệu đến đóng gói, Hải Trà Tân Cương đều tỉ mẩn từng công đoạn. Có như vậy, ta mới cảm nhận được tình cảm, sự tôn trọng mà họ gửi gắm trong từng sản phẩm.
Thưởng thức từng chén trà, bạn sẽ thấy được sự mộc mạc, giản dị trong làn nước màu nước hơi sánh như mật ong. Vị “tiền chát ngọt hậu” của trà Tân Cương tạo nên một cảm giác gần gũi, ấm cúng. Đó chính là những gì Hải Trà Tân Cương muốn mang đến cho thực khách trong mùa trung thu.
Không chỉ để nếm trải hương vị, trà Thái Nguyên còn là một món quà ý nghĩa khi biếu tặng mọi người. Nếu muốn cảm nhận thêm vị thơm tôi giới thiệu cho bạn dòng trà sen tây hồ được chúng tôi bán chạy nhất vào mùa sen và các mua lễ tết, Trà Tân Cương ướp với sen Bách Diệp Tây Hồ Khi hương và vị đạt đến đỉnh cao, quyện vào nhau cho ra món quà tinh hoa đất trời đó chính là Trà sen. Với cách làm thủ công truyền thống Trà sen Bách Diệp mang đến cho các quý trà hữu một thức trà không thể bỏ qua, uống một lần là nhớ mãi, không bao giờ quên .
Trà ướp hoa nhài
Một tách trà hoa nhài với hương thơm dịu, tinh tế khiến lòng người thưởng thức có tĩnh lặng và thư thái. Trà hoa nhài có hương thơm nhẹ dịu kết hợp cùng vị ngọt bánh trung thu sẽ giúp cho bạn ngon miệng hơn, ngoài ra với vị của trà giúp giảm đi độ béo ngậy của bánh.
Trà Thiết Quan Âm
Thiết Quan Âm được xem là danh trà bậc nhất Trung Quốc. Vào thời nhà Thanh, năm vua Càn Long, ông Nguy Ấm là một người rất yêu trà. Đồng thời, ông cũng là một phật tử, tha thiết muốn tìm một loại trà ngon dâng lên đức Phật.
Nhờ một đêm mơ thấy mẹ Quan Âm dẫn đường, ông tìm được loại trà quý. Đó chính là trà Thiết Quan Âm. Từ đó, đây được xem là loại trà cực phẩm nổi danh thiên hạ của trà ô long.
Sợi trà Thiết Quan Âm rất đặc biệt. Cánh trà cong xoắn, đầu tròn vo như trà ô long nhưng đuôi lại xoắn hình ốc. Trà Thiết Quan Âm có màu xanh lục trạch sa. Nước trà được ví von “7 nước vị chưa nhạt”, màu vàng ánh kim cực đẹp. Hương trà lại được ví như hương hoa cỏ mùa xuân. Vị trà ngọt dịu, phảng chút nồng đậm. Chính hương vị đó kết hợp với bánh trung thu lại càng trở thành cực phẩm.
Trà hoa cúc
sử dụng trà hoa cúc hàng ngày vì những tác dụng rất tốt của nó cho sức khỏe như giải độc, làm đẹp, ngăn tế bào ung thư. Cùng với màu vàng của hoa cúc là bánh Trung thu sầu riêng có mùi thơm và béo ngậy của nhân bánh. Nếu bạn là người ưa thích màu vàng sặc sỡ và vị béo thơm mùi sầu riêng thì không nên bỏ qua thức uống này.
Trà đen
Nguyên liệu chế biến trà đen cũng giống như trà xanh, nhưng được ủ men oxy hóa. Khi đó, các enzym trong trà bị tối màu đi. Vị trà khi pha mạnh hơn trà xanh. Trà đen thường đi kèm với bánh trung thu làm từ tỏi đen độc đáo.
Bánh có lớp vỏ bánh đen, mềm thơm. Bộ đôi trà đen uống khi ăn cùng bánh trung thu sẽ cho bạn hương vị rất lạ, với hậu ngọt chát của trà đen và ngọt thơm của bánh, sẽ giúp bạn không ngán.
Kết hợp giữa trà với bánh trung thu
Tại sao người xưa chọn trà mà không phải là thức uống khác để ăn cùng bánh trung thu? Nhiều chuyên gia ẩm thực cho rằng đó là bởi vị giác. Sau khi ăn một miếng bánh ngọt, béo, người ta vẫn chưa thỏa mãn vị giác. Uống một ngụm trà ngon nhất, vị đắng chát sẽ làm dịu đi cái ngọt của bánh. Dư âm để lại cuối cùng là vị thơm ngọt của bánh hòa quyện với vị ngọt hậu của trà. Chính sự kết hợp đó khiến trà trở thành thức uống hoàn hảo với bánh trung thu.
Giữa không khí đầm ấm bên gia đình, miếng bánh đại diện cho cái tết Trung thu là sự kết nối giữa các thành viên. Còn trà là thứ giữ vững, củng cố mối quan hệ giữa mọi người. Bên cạnh tiếng cười nói, múa hát là những câu chuyện tâm tình đầy tình thương. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, thời tiết mát lành, nó lại khiến không khí thêm êm dịu, nhẹ nhàng. Bởi vậy, trà ấm cùng bánh trung thu tạo nên một bầu không gian tuyệt vời mà không sự kết hợp nào có được.
Giữa đa dạng các loại trà hiện nay, trà Thái Nguyên vẫn giữ vững ngôi vị đầu bảng khi kết hợp cùng bánh trung thu. Ngoài ra, với sự gia nhập của văn hóa trà nước ngoài, bánh trung thu cũng được thưởng thức kèm các loại trà khác. Hãy theo dõi phần dưới đây để trả lời cho câu hỏi “Ăn bánh trung thu uống trà gì?”. Hy vọng bạn sẽ chọn cho mình một thức uống vừa phù hợp sở thích, vừa giữ trọn hương vị tết Trung thu cổ truyền.
Qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn bánh trung thu uống trà gì chưa? Mùa trăng đã cận kề, cái tết Trung thu đoàn viên đang gõ cửa mỗi nhà. Thay vì chen chúc giữa phố xá, hãy trở về bên gia đình ấm cúng.
Hãy nâng niu từng hộp bánh trung thu trong những khoảnh khắc sum vầy. Hãy cùng nhau thưởng trà – ăn bánh bên những người tri kỷ. Để từ đó, góp phần giữ gìn một giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từng người dân chúng ta.