Để viết được một chữ “Tâm” không phải là điều đơn giản. Chỉ viết mặt con chữ thì ai cũng có thể, tuy nhiên, hiểu được ý nghĩa và thực hành được ‘心‘ thì không phải ai cũng làm được. Chữ “Tâm” trong đời sống thực tế, trong thư pháp hay trong nhà Phật đều chứa đựng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chữ Tâm trong nhà Phật.
Xem nhanh
Ý nghĩa chung của chữ Tâm
Với mỗi một trường phái, chữ Tâm sẽ có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu ý nghĩa một cách chung nhất của chữ Tâm chính là lương tâm, là lòng dạ của con người. Nếu suy nghĩ với cái tâm thiện thì hành động sẽ trở nên đúng đắn, tránh những điều sai trái, chỉ làm theo đúng đạo lý, lẽ phải. Có cái tâm chúng ta sẽ không sinh ra ý niệm xấu, làm điều trái lẽ phải, tội lỗi.
Chữ Tâm có ý nghĩa hướng chúng ta tới những suy nghĩ, hành động thiện, tốt đẹp, sống tích cực. Nếu xuất phát từ cái tâm không trong sáng, lương thiện thì sẽ khiến cuộc sống gặp nhiều sự đảo lộn. Tâm làm điều xấu thì luôn bất an, tâm luôn đố kỵ ghen ghét thì sống hận thù, mất đi niềm vui.
Chính vì vậy, cần đặt chữ Tâm vào trái tim để có thể yêu thương, sống và làm việc theo lẽ phải, không trái với lương tâm. Đặt chữ Tâm lên trước hết để thấy được nỗi khổ của những người khác, để có thể an ủi người bất hạnh và để biết 2 từ trách nhiệm.
Ý nghĩa chữ Tâm trong nhà Phật
Ý nghĩa chữ Tâm trong nhà Phật vô cùng sâu sắc. Chữ Tâm trong Phật Giáo là một phạm trù rất sâu và rộng. Nếu xét tổng quát thì chữ Tâm được chia làm 6 loại cơ bản dưới đây:
- Nhục đoàn tâm: Trái tim thịt. Ý nghĩa ngày không được để ý nhiều nhưng nó vẫn là một loại Tâm.
- Tinh yếu tâm: Được hiểu là những điều cốt lõi, tinh hoa, kín mật.
- Kiến thực tâm: Chính là chân tâm, chỉ mầm giác ngộ, điều tốt đẹp có sẵn trong mỗi con người.
- Liễu biệt tâm: Là ý thức của chúng ta. Cũng chính là thứ sinh ra từ giác quan, hệ thống não bộ. Với loại Tâm này, chúng ta sẽ nhìn vào hoàn cảnh thực tiễn để có thể xem xét và phân biệt, nhận thức chúng.
- Tư lượng tâm: Nhận lập trường chủ quan, hay nói cách khác chính là bản ngã của mỗi người. Từ đó sẽ tạo ra cái tôi với bản chất là suy tính. Hiểu rõ hơn thì đây chính là tâm trạng của vấn đề mà chúng ta không thể điều chỉnh chúng theo ý mình. Quyết định từ tâm thức sẽ phát sinh mâu thuẫn và luôn chấp dính vào bản ngã.
- Tập khởi tâm: Theo ý nghĩa chữ Tâm trong nhà Phật thì loại Tâm này chứa đựng kinh nghiệm sống của mỗi người. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nguồn gốc của các hiện tượng, biểu hiện tinh thần. Hay chính là căn nguyên của hoạt động tâm lý, nhận thức và lưu trữ hạt giống làm mọi vật nảy sinh.
Như vậy, có thể thấy chữ Tâm trong Phật giáo là một thứ thuần nhất. Nó chính là luồng tư tưởng, có sinh có diệt, có năng lực. Nó cùng với nghiệp lực chính là cốt lõi, là căn bản cho sự tái sinh. Trong khi đó, theo Vi Diệu pháp thì chữ Tâm chính là dòng tâm thức với nhiều loại tâm.
Nếu chúng ta còn sống thì Tâm giống như một dòng trôi lặng lẽ tại ngũ uẩn. Khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay thì dòng tâm trở thành tâm thức đầu của kiếp sau.
Tóm lại, nói theo Thiền Tông thì Tâm có 2 loại. Thứ nhất là tâm theo dòng tâm thức. Thứ hai là Tâm thanh tịnh, hay còn được gọi là Tâm Phật.
Sử dụng và giải thoát Tâm
Với ý nghĩa chữ Tâm trong nhà Phật đã được chia sẻ ở trên, có thể thấy chữ Tâm bao gồm nội dung rất rộng. Hiểu được chữ Tâm mới là khởi đầu, quan trọng hơn chính là dụng Tâm như thế nào cũng như giải thoát Tâm ra sao.
Sử dụng Tâm
Chữ Tâm rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Bởi Tâm chính là thứ chi phối và làm chủ. Tâm ác tạo hành động sai trái, ngược lẽ phải. Tâm hướng thiện làm việc thiện, tạo niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình, cho người. Ấy vậy mà có không ít kẻ phàm phu trong xã hội không biết Tâm là gì.
Nếu bạn hiểu rõ Tâm là gì, biết dùng Tâm và phát triển, nuôi dưỡng nó thì quả là một điều tuyệt vời. Không biết hướng Tâm sẽ vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ trở thành kẻ thù tiềm ẩn trong chính con người bạn và gây ra rất nhiều điều đáng sợ.
Có rất nhiều bài kinh đã nói về Tâm và sử dụng Tâm. Nó giống như hồ nước, nếu gặp nhiều phiền não, suy nghĩ xấu ngự trị thì tâm đã bị ô nhiễm. Những thứ này khiến tâm không trong sạch. Một khi tâm của chúng ta được giải phóng khỏi những trạng thái cảm xúc như tức giận, sân si, căm hận, lo lắng và bất an thì tâm sẽ trong sáng, tĩnh lặng như hồ nước.
Giải thoát Tâm
Có 2 loại giải thoát Tâm theo ghi chép Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy. Để tâm được giải thoát thì chúng ta cần tập thiền định. Khi loại bỏ được những thứ khiến tâm lo lắng, bị dao động thì chúng ta sẽ có được những quyết định sáng suốt.
Một khi tâm bị những cảm xúc tiêu cực chế ngự sẽ dẫn tới hành động lệch lạc, không đúng đắn. Cũng giống như một chiếc máy tính bị nhiễm virus với những chương trình cũ, độc hại, không còn phù hợp. Nó cũng là gánh nặng gây ra tình trạng nặng gánh, hoạt động không tốt, gây ra lỗi, trục trặc và khó sử dụng.
Đôi khi Tâm chúng sinh cũng có nhiều suy nghĩ, ý tưởng đối lập, chống đối lẫn nhau. Điều này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, căng thẳng và bức xúc. Tùy nặng nhẹ sẽ dẫn tới tình trạng bất ổn khác nhau. Nặng thì trầm cảm, nhẹ thì luôn căng thẳng, lo lắng và bất an, không tìm thấy niềm vui, lối thoát.
Nếu gặp tình trạng này, cần có chánh niệm để ổn định lại cái tâm loạn. Một khi đã tu tập được định tâm, khiến tâm luôn bình yên, trong sáng phẳng lặng thì trí não mới thông suốt.
Tu tập tâm sẽ giúp những ý niệm xấu trong tâm được loại bỏ. Ánh sáng, sự trong sạch sẽ chiếu rọi vào tâm thức. Khi có tâm trong sáng sẽ tạo được niềm tin, không bị kéo theo sự mù quáng.
Khi đã có Chánh Tín, chúng ta sẽ có được động lực để sống và làm việc ý nghĩa. Phần sáng trong tâm thức sẽ được hiển lộ, tâm thanh tịnh, không vướng điều sai trái, uế nhiễm. Hãy thiền định để giải phóng tâm, rũ bỏ mọi phiền não. Tâm lắng dịu khi các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực được dập tắt.
Ngoài Thiền định có thể giải thoát Tâm bằng Tuệ giải thoát. Tức là trí tuệ có trong tâm thức để thấy được vô ngã trong các pháp. Khi được trí tuệ hướng dẫn, tâm sẽ không theo vô minh. Hay nói cách khác chính là giải thoát Tâm dựa vào trí tuệ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa chữ Tâm trong nhà Phật. Với mỗi người, giữ được chữ Tâm trong sạch, sống và làm việc luôn đặ Tâm lên trên hết có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tâm hướng thiện, làm điều tốt chắc chắn sẽ có được cuộc sống viên mãn.