Trà xanh là loại đồ uống được rất nhiều gia đình Việt sử dụng hàng ngày. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến về uống trà bạn nên quan tâm, để phát huy tối đa công dụng của trà và bảo vệ sức khỏe.
Xem nhanh
Nước trà xanh để được bao lâu?
Thời gian sử dụng từ 4 đến 8 tiếng từ khi hãm tùy vào điều kiện thời tiết. Vậy nên bạn tuyệt đối không nên để trà đã pha rồi qua đêm rồi tiếp tục sử dụng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra, bạn cần phải biết nước trà xanh để được bao lâu. Thông thường trà xanh sẽ được hãm và sử dụng trong ngày.
Uống trà nhiều có tốt không?
Theo các chuyên gia mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 3 ly trà bắc Thái Nguyên mới có công dụng tốt cho sức khỏe. Người cao tuổi, người cao huyết áp, người mắc nhiều bệnh cùng một lúc cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trà phù hợp với mọi lứa tuổi từ trai, gái, già trẻ đều có thể sử dụng. Mỗi ngày nên uống một ly trà xanh để thanh lọc cơ thể, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Tác hại của việc uống quá nhiều trà
Dưới đây là một số tác hại của việc uống quá nhiều trà mỗi ngày bạn có thể tham khảo.
Gây căng thẳng, mệt mỏi
Uống trà quá nhiều bạn sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Trong trà có chứa nhiều cafein, khi bạn uống quá nhiều trà cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tăng cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Hiện tượng khó ngủ
Cafein gây nên cảm giác bồn chồn, căng thẳng, nó cũng là tác nhân chính dẫn đến hiện tượng mất ngủ. Nguyên nhân là do cafein đã ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin.
Uống trà vào buổi tối cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Đối với người trẻ mất ngủ sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải khi làm việc chứ chưa nói đến người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai
Đặc biệt với phụ nữ mang thai thì điều này lại càng không nên. Uống quá nhiều trà sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, sinh sớm hoặc bé sơ sinh sẽ nhẹ cân, còi xương…
Uống trà nhiều gây thiếu hụt sắt
Sắt rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chuyển hóa oxy và các chất hữu cơ cho cơ thể. Thiếu hụt sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc một số bệnh về huyết áp, tim mạch…
Gây mất nước trong cơ thể
Cafein giúp lợi tiểu, song đi tiểu quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước. Theo các chuyên gia y tế, mỗi người nên uống 2 lít nước mỗi ngày.
Triệu chứng ợ nóng, buồn nôn
Các hợp chất có trong trà sẽ làm ức chế quá trình chuyển hóa và vận động khi uống quá nhiều. Tình trạng buồn nôn xuất hiện, các tanin trong trà kích thích mô tiêu hóa, làm hình thành các triệu chứng như đau dạ dày, cồn cào ruột…
Những trường hợp không nên uống trà
Trong một số trường hợp nhất định bạn không nên uống trà xanh dưới đây là một vài trường hợp bạn tuyệt đối không nên uống trà xanh.
Trà xanh pha sẵn để lâu
Trà xanh sau khi pha phải uống luôn nếu để lâu không sử dụng quá trình oxy hóa sẽ diễn ra làm mất đi dinh dưỡng cũng như mùi thơm của trà.
Màu sắc trà sẽ đậm rất dễ phân biệt. Lúc này các vitamin C, vitamin P hay axit amin… bị giảm sút làm trà biến chất. Trà để quá lâu sẽ bị ô nhiễm vi sinh vật. Khi uống vào tác động tiêu cực đến đường ruột và hệ tiêu hóa.
Trà pha nước đầu
Không chỉ trà để lâu không được uống mà trà pha nước đầu cũng không nên sử dụng. Trà nước đầu là loại nước mà bạn cho vào ấm lần đầu tiên để rửa trà.
Trà pha để qua đêm
Trà Thái Nguyên sau khi pha chỉ có thể sử dụng trong ngày, không để qua đêm. Lúc này trong nước sẽ sinh ra một số loại vi khuẩn gây biến đổi mùi vị của trà.
Trà pha quá đặc
Nhiều người có thói quen uống trà đặc để thưởng thức cái vị chát đặc trưng của trà. Tuy nhiên đây lại là thói quen cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Trà đặc chứa rất nhiều caffeine và theophylline.
Trà xanh có mùi lạ
Trà xanh bình thường sau khi pha sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, vị chát dịu và hậu ngọt cuống họng. Nếu bạn bảo quản trà không tốt khi pha trà sẽ có mùi nồng nồng rất khó chịu
Hãy lưu lại ngay những kiến thức bổ ích tại Hải Trà Tân Cương để cùng bảo vệ sức khỏe cho gia đình và những người thân yêu nhé!