Ngày nay, chè là cây trồng đang trở nên phổ biến trên khắp cả nước và được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, Việt Nam tự hào là nước đứng thứ 5 thế giới về ngành xuất khẩu chè. Với con số diện tích trồng chè từ 126.000 – 130.000 héc-ta. Cùng tìm hiểu tình hình thị trường chè Việt Nam.
Xuất khẩu chè tại Việt Nam
Với sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và trên toàn cầu. Trong đó, thị trường xuất khẩu chè đang đối mặt với xu hướng đóng băng. Bởi cung vượt quá cầu nên người người nông dân sống bằng nghề trồng chè gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó giá của nguyên liệu xuất khẩu chè cũng sẽ giảm theo.
Dịnh bệnh ảnh hưởng đến giá chè
Giá chè trong tháng 3 đã có xu hướng giảm. Rõ ràng hơn, giá của loại Chè Thái Nguyên chất lượng cao tại Thái Nguyên giảm 10.000 đồng/kg xuống 220.000 đồng/kg, chè xanh búp khô giảm 5.000 đồng/kg còn 100.000 đồng/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) giảm 10.000 đồng /kg còn 130.000 đồng/kg. Ngược lại, tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè cành tương đối ổn định 9.500 đồng/kg.
Tình hình xuất khẩu chè
Theo sau đó là khối lượng xuất khẩu chè giảm 2,5% và giá trị giảm 19% so với năm 2019. Việc xuất khẩu chè sang Pakistan, Đài Loan và Nga trong 3 tháng đầu năm cũng giảm. Con số xuất khẩu chè cụ thể sang Pakistan là 6.840 tấn, trị giá 12,28 triệu USD, khối lượng giảm 11%, 16,3% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2019.
Xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan đạt 3.000 tấn, trị giá 4.4 triệu USD, giảm 12% về khối lượng, giảm 16,8% về trị giá. Nga đạt 3.500 tấn, trị giá 5,4 triệu USD, khối lượng giảm 4,4% và giảm 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý hơn, việc xuất khẩu chè sang Trung Quốc cũng giảm mạnh trong quý I năm 2020, chỉ đạt 762 tấn, trị giá 1 triệu USD, giảm 45,6% về khối lượng và 82,2% về trị giá; Arab Saudi chỉ đạt 406 tấn, trị giá 660.000 USD, giảm 35,7% về khối lượng và 37,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi xuất khẩu sang Đài Loan, Pakistan và Nga trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm, thì xuất khẩu chè sang các thị trường khác lại ở trên đà tăng mạnh như: Indonesia tăng 60,7% về khối lượng và 50,4% về giá trị. Mỹ tăng 30,3% về khối lượng, 28,8% về giá trị. Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng lên đến 170,3 về khối lượng và 138,5% về giá trị.
Tình hình giá chè thời gian tới
Hiệp hội thương mại chè Đông Phi cho biết, trong thời gian tới, giá chè trên thị trường sẽ giảm do chịu ảnh hưởng lớn từ sự bùng phát của dịch Covid-19. Từ đó kéo theo những hạn chế khi vận chuyển hàng hoá, làm giảm nhu cầu tiêu dùng chè ở nhiều nơi. Nếu cả nước không có cách để kiểm soát tình hình dịch bệnh sớm, thị trường xuất khẩu chè sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuống dốc trong quý II/2020.
Tình hình 6 tháng đầu năm của thị trường chè Việt Nam
Xem nhanh
Chỉ số giá xuất khẩu chè tăng
Chỉ số giá xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 của thị trường chè Việt Nam tăng 7,6%. Tổng cục Hải quan cho biết, có 58.012 tấn chè các loại được xuất khẩu cả nước, đạt 90.97 triệu USD, trung bình là 1.568,2 USD/tấn. Về lượng tăng 1%, về giá giảm 9,4% so với năm 2019.
Riêng về tháng 6/2020, con số xuất khẩu là 12.129 tấn, trị giá 20,19 triệu USD, trung bình 1.664,5 USD/tấn, tăng 27,8% về khối lượng, tăng 28,6% về kim ngạch và 0,7% về giá so với tháng 5/2020. So với tháng 6/2010 thì chỉ số tăng 15% về khối lượng, 10,9% về kim ngạch nhưng lại giảm 3,6% về giá.
Đối với thị trường Pakistan là thị trường đứng đầu trong việc tiêu thụ chè Việt Nam, đạt đến 15.425 tấn, tương đương với 29.21 triệu USD, chiếm 26,6% trong tổng số lượng chè được xuất khẩu trong cả nước và chiếm 32,1% trong tổng kim ngạch. Giảm 10,5% về lượng và giảm 15,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019. Theo sau là Đài Loan đạt 7.317 tấn, tương đương 11,5 triệu USD. Chiếm khoảng 13% tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Giảm 14% về lượng và kim ngạch. Cuối cùng là thị trường Nga với 7.372 tấn, tương đương 11,11 triệu USD. Chiếm trên 12% tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Tăng 12,7% về lượng và tăng 10,5% kim ngạch.
Tình hình xuất khẩu chè giảm
Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm, việc xuất khẩu chè sang các thị trường khác bị giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Một số thị trường giảm mạnh như: Ba Lan giảm 78,2% về khối lượng và giảm 72,8% về kim ngạch, đạt 78 tấn, tương đương 0,14 triệu USD. Kuwait giảm 68% về lượng và giảm 50% về kim ngạch, đạt 8 tấn, tương đương 0,02 triệu USD. Trung Quốc giảm 48,9% về kim ngạch, đạt 5,28 triệu USD.
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu sang UAE đang trên đà tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tăng 265,7% về khối lượng, 214,8% về kim ngạch, đạt 1.108 tấn, tương đương 1,71 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ tăng 31,5% về khối lượng, 40,4% về kim ngạch, đạt tới 196 tấn, tương đương 0,41 triệu USD.
Hướng vào thị trường cao cấp
Đối với giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19 này, các công ty xuất khẩu chè phải có những biện pháp khắc phục đúng đắn. Từ đó, sẽ cải thiện được năng suất hoạt động và thay đổi chiến lược kinh doanh. Một ví dụ điển hình là Công ty Long Đỉnh – doanh nghiệp chuyên cung cấp chè chất lượng cao và có 50 ha chè. Phần lớn các sản phẩm của công ty đều được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan với con số lên đến 80 tấn trà/ năm. Các loại chè được xuất khẩu theo dạng nguyên liệu thô, giá thành thấp. Vì vậy, quá trình xuất khẩu chè của công ty vào thị trường Đài Loan là một việc rất khó khăn.
Hơn thế nữa, dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát và công ty đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sản lượng xuất khẩu chè của công ty giảm 30%. Diện tích trồng chè và giá trị sản phẩm cũng từ đó mà giảm theo. Để cải thiện được phần nào trong giai đoạn dịch bệnh, công ty đã phải nhanh chóng chuyển hướng sang sản xuất chè Organic.
Tập trung nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của mọi người thay đổi theo từng thời gian. Trước đây, đa số mọi người đều thích các loại trà truyền thống như chè đen, trà xanh khô. Bây giờ, số đông mọi người đều có nhu cầu sử dụng cao hơn về các loại trà đặc sản, có thể pha trộn với những thức uống khác.
Cơ hội tăng thị phần ra thị trường quốc tế
Chè Việt Nam đang từng bước sáp nhập vào thị trường. Từ đó, khẳng định vị trí của mình trong ngành xuất khẩu chè trong nước ta. Như chúng ta thấy, việc tăng thị phần ra thị trường quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Nó góp phần to lớn trong việc phát triển, hiện đại hoá đất nước và kinh tế.
Phương hướng phát triển
Để ngành chè phát triển bền vững, các công ty xuất khẩu chè nên đặt ra một phương hướng hợp lí để sản xuất chè đủ phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thúc đẩy các nơi trồng chè trên khắp cả nước đẩy mạnh thay đổi mô hình sản xuất chè an toàn, đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP. Quy hoạch và phát triển vùng chè ổn định, phong phú hơn cũng là một cách để giúp cho ngành xuất khẩu chè phát triển mạnh hơn.
Việc bố trí các vùng chè nguyên liệu rất quan trọng. Vì nó gắn liền với việc quy hoạch tổng thể ngành chè, từ đó nâng cao cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng chè. Thêm vào đó là không ngừng sáng tạo và nâng cấp mô hình sản xuất chè đạt tiêu chuẩn.
Đa dạng hoá sản phẩm
Ứng dụng tiến bộ khoa học trong chế biến và thiết lập hệ thống bảo quản. Đây là yếu tố cơ bản để tránh làm mất chất của chè trước khi bán. Cần hiện đại hoá các khâu chế biến, trang bị hệ thống lên men làm mát chè liên tục. Có như thế mới đáp ứng được những thị trường nghiêm ngặt như Mỹ, Đài Loan, EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để đa dạng hoá sản phẩm chế biến. Củng cố và nâng cao nguồn nhân lực, mở ra nhiều thị trường.
Nhằm cạnh tranh và tạo điều kiện cho công ty có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch để tăng kim ngạch xuất khẩu đạt đến khoảng 200 triệu USD/ năm. Hơn nữa, các doanh nghiệp nên củng cố, mở rộng sản xuất ở Bắc Mỹ và các nước Châu Âu.
Đồng thời, tham gia các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan,… bằng hình thức liên kết, liên doanh. Doanh nghiệp nên đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi hơn. Từ đó, tạo tiền đề phát triển lớn hơn ở các nơi khác.
Có thể thấy, thị trường chè Việt Nam 2020 so với năm 2019 đang dần dần tụt dốc. Dự báo ngành xuất khẩu chè sẽ có nguy cơ đối mặt với xu hướng giảm mạnh, nếu không kiểm soát được tình hình dịch bệnh phức tạp của Covid-19.