Các yếu tố phong thủy liên quan mật thiết đến đời sống con người. Trong đó Huyền Vũ là biểu tượng của quý nhân phù trợ, mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt. Linh vật này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, truyền thuyết về nó chứa đựng sự kỳ bí, những năng lực siêu nhiên mà con người chưa thể khám phá được. Vậy Huyền Vũ là gì, ý nghĩa như thế nào? Tất cả sẽ được lý giải chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Dân gian thường truyền tai nhau câu chuyện về tứ tượng. Đó là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Mỗi linh thú đại diện cho một phương hướng với nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Trong đó, Huyền Vũ tượng trưng cho phương Bắc.
Huyền Vũ là một trong tứ linh, mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy
Huyền Vũ có hình dạng thủy khởi là hình con rắn quấn quanh một con rùa. Trong truyền thuyết Trung Quốc, Nữ Oa là tổ mẫu hình rùa, Phục Hy là tổ phụ hình rắn. Sự xuất hiện của rắn và rùa mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy, liên quan mật thiết đến triết học và thuyết âm dương.
Trong thiên văn học, chòm Huyền Vũ bao gồm Ngưu (trâu), Nguy (én), Đẩu (cua), Nữ (dơi), Hư (chuột), Thất (heo) và Bích (nhím). Biểu tượng Huyền Vũ liên quan đến Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế - một vị thần có vị trí cao trong Đạo giáo. Ông còn được biết đến với các biệt danh như Hỗn nguyên giáo chủ, Đãng ma thiên tôn, Thượng đế tổ sư hay Bắc cực huyền linh đại đế. Ông sở hữu 2 loài vật thiêng liêng là Linh Quy và Thần Xà. Chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” tượng trưng cho sức mạnh của cả rùa và rắn.
Như đã nói ở trên, Huyền Vũ là linh thú mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Nó là một trong Tứ Đại Thánh Thú trong truyền thuyết. Hình tượng rùa và rắn tượng trưng cho sự trường thọ, bao bọc, che chở.
Huyền Vũ là biểu tượng của quý nhân, nói về những người luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ bạn trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Một trong những điển tích thể hiện rõ sự bao bọc của loài rùa trong lịch sử đó chính là sự tích Hồ Gươm khi Lê Lợi trả kiếm.
Sự tích Hồ Gươm chính là minh chứng cho sự bảo vệ của Huyền Vũ dành cho con người
Lúc bấy giờ, nhà Minh ở Trung Quốc đem quân xâm lược nước Nam. Chúng tàn ác, thâm độc, coi nhân dân như cỏ rác khiến lòng người oán hận. Tại vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy đánh đuổi giặc nhưng vì thế lực còn non yếu nên thất bại. Long Quân đã cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
Lê Thận là người làm nghề đánh cá tại Thanh Hóa sau 3 lần thả lưới đã đã kéo được lưỡi gươm. Ông sau đó tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Một lần Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy thanh gươm sáng rực ở góc nhà. Lê Lợi nhìn thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu trên lưỡi gươm nhưng vẫn chưa nghĩ đó là báu vật.
Lần khác khi bị giặc đuổi, Lê Lợi thấy ánh sáng lạ xuất hiện trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc, đem về tra gươm vào chuôi thì vừa khít. Kể từ đó, thanh gươm giúp quân ta đánh đuổi giặc hung ác, trả lại bình yên cho nhân dân, bảo vệ bờ cõi nước Nam. Sau khi giặc Minh bị đánh đuổi, vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng. Từ đó hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.
Cuộc sống của con người hiện nay ngày càng phát triển. Những tòa nhà cao tầng mọc lên thay thế cho núi đồi, non sông. Tuy nhiên nguyên tắc “sau lưng là đồi núi, trước mặt là sông biển” trong phong thủy vẫn còn nguyên giá trị. Nguyên tắc này ảnh hưởng lớn đến phong cách xây dựng nhà cửa, công trình của con người trong thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như thủ đô Luân Đôn của nước Anh dựa lưng vào dãy Chilterns, hướng nhìn ra sông Thames. Theo người Trung Hoa, đây là “Ỷ sơn hướng hải”.
“Ỷ sơn, hướng hải” liên quan đến ý nghĩa của Huyền Vũ trong phong thủy. Nó là biểu tượng của sự bao bọc và che chở từ phía sau. Chính vì thế, khi xây dựng nhà cửa, mặt sau của căn nhà có vai trò quan trọng không kém gì so với mặt tiền. Nếu đằng sau căn nhà không có vật cản như nhà của hàng xóm, cao ốc, đồi núi… tức là thiếu đi yếu tố Huyền Vũ.
Vốn mang nhiều ý nghĩa trong thủy, tập tục thờ Huyền Vũ trở nên phổ biến ở các nước Châu Á. Trong đó, nổi tiếng nhất là tại Trung Quốc và Việt Nam. Ở mỗi nơi, phương pháp thờ cúng sẽ có vài điểm thay đổi.
Người dân Trung Quốc coi trọng Huyền Vũ như một vị thần trừ ác, đánh đuổi tà ma, bảo vệ cuộc sống dân lành. Họ xây dựng nên nhiều đền thờ, duy trì hương hỏa. Huyền Vũ với người dân thuộc hành Thủy mà Thủy và Hỏa tương khắc. Hỏa khi đối diện với Thủy sẽ thất bại.
Với người Trung Quốc, Huyền Vũ là vị thần bảo vệ dân lành khỏi tà ma
Huyền Vũ còn là biểu tượng của sự may mắn, bảo vệ con người chống chọi lại với thiên tai, các tai họa hình thành do nước và lửa. Tại Trung Quốc, những người Hoa Kiều sống ở Hồng Kông là sùng bái Huyền Vũ nhất.
Tại Việt Nam, Huyền Vũ cũng rất được coi trọng. Nó còn được gọi là Trấn Vũ hay Trấn Võ gắn liền với Huyền Thiên Trấn Vũ. Đây là vị thần trấn trị phương Bắc. Huyền Thiên Trấn Vũ đã giúp đỡ An Dương Vương trừ tà, diệt ma trong quá trình xây dựng Thành Cổ Loa.
Khi xây dựng nhà cửa cần quan tâm đến Huyền Vũ - Chân võ Đại Đế
Một trong những ví dụ điển hình của phong tục thờ Huyền Vũ tại Việt Nam đó chính là Đền Quán Thánh hay Trấn Vũ Quán. Đây là một trong Thăng Long tứ trấn, được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ từ năm 1010 đến năm 1028. Mục đích là bảo vệ bình an, hạnh phúc cho mọi nhà.
Huyền Vũ là một yếu tố quan trọng trong phong thủy. Người dân có thể tự tạo nên Huyền Vũ để đem đến may mắn và bình an cho các thành viên trong gia đình của mình. Cách tạo ra Huyền Vũ như sau:
Có thể đặt một con rùa đá sau nhà để tạo thế Huyền Vũ
Theo phong thủy, phần đất phía sau căn nhà sẽ tượng trưng cho hậu vận của gia chủ. Chính vì thế, khi xây dựng và thi công cần phải thật cẩn thận. Dưới đây là một vài vấn đề quan trọng bạn phải đặc biệt lưu ý:
Huyền Vũ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phong thủy. Khi xây dựng nhà cửa, bạn nên chú ý đến yếu tố này để ngăn chặn luồng yêu ma, xâm hại gia đình mình. Những mẹo nhỏ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn tạo ra Huyền Vũ, đem lại may mắn, bình an.