Nghi thức cưới hỏi cần đảm bảo đúng với phong tục của từng vùng miền. Dù là miền Bắc, Trung hay Nam thì lễ nghĩa, hợp truyền thống vẫn được đặt lên hàng đầu. Miền Bắc thường tổ chức nghi thức cầu kỳ, chu đáo và có phần phức tạp hơn so với miền Trung, Nam. Trong đó, mâm quả cưới miền Bắc cũng có nhiều điểm khác biệt. Cùng Hải Trà Tân Cương tìm hiểu chi tiết về mâm quả cưới truyền thống miền Bắc qua bài viết sau nhé.
Người miền Bắc vốn coi trọng lễ nghĩa, vì vậy mâm quả cưới phải phù hợp với phong tục truyền thống xưa nay
Trước khi tìm hiểu mâm quả cưới miền Bắc gồm những gì hãy cùng khám phá về số lượng mâm quả trong đám hỏi theo phong tục miền Bắc. Khác với đám hỏi miền Trung, Nam, đám hỏi miền Bắc thường chuẩn bị số lượng mâm quả lễ hỏi theo số lẻ. Thường là 3, 5, 7, 9 hoặc 11 tráp. Đa phần các gia đình thường yêu cầu 5 tráp, những nhà yêu cầu cao hơn, chu đáo và đầy đủ hơn thì thường là 9 và tối đa là 11 tráp.
Mâm quả ăn hỏi quan trọng nhất chính là mâm trầu cau. Thường theo phong tục cưới hỏi miền Bắc thì “lễ đen” thường được đặt cùng tráp trầu cau. Cũng có những đám đặt vào tráp riêng. Tuy nhiên, cũng không có ít đám hỏi mà nhà gái không yêu cầu, đòi hỏi về khoản “lễ đen” này. Chuẩn bị và lựa chọn lễ vật cưới hỏi theo phong tục miền Bắc sẽ có sự khác biệt dựa vào số lượng tráp.
Số lượng mâm quả cưới miền Bắc là số lẻ
Như đã chia sẻ, số lượng mâm quả cưới miền Bắc rất đa dạng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 5 tráp. Cụ thể gồm tráp trầu cau, mâm trà, mứt hạt sen, rượu thuốc và cuối cùng là bánh cốm. Chi tiết như sau:
Dù là 3,5,7, 9 hay 11 thì tráp trầu cau là không thể thiếu. Lễ hỏi của cả 3 miền đều phải chuẩn bị lễ vật này. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau chính là lễ vật quan trọng, cần dẫn vào đầu tiên sau đó mới tới những loại tráp khác.
Mâm quả cưới miền Bắc với trầu cau" class="aligncenter wp-image-5221 size-full" src="/vnt_upload/news/05_2023/mam_qua_cuoi_mien_bac_trau_cau.jpg" />
Người miền Bắc thường uống chè thái nguyên, tiếp đãi quan khách bằng trà khô. Đây chính là lý do mâm quả cưới miền Bắc cần phải có lễ vật này. Đám hỏi mà không có trà thì quả là một thiếu sót rất lớn. Trà đám hỏi sẽ được nhà gái dùng tiếp khách, pha trà cho mọi người uống trong lễ cưới chính thức. Nghi thức này giống như việc chia sẻ niềm vui với mọi người. Một chén trà chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, ngoài tốt cho sức khỏe thì chén trà cũng giúp mở đầu câu chuyện, chia sẻ thấu hiểu hơn.
Nhà trai chu đáo thường rất chú trọng tới việc lựa chọn lễ vật đám hỏi. Ngay cả loại trà lễ vật cũng không ngoại lệ. Thông thường, ở miền Bắc thì loại trà được ưa chuộng nhất cho đám hỏi là trà Thái Nguyên. Loại trà ngon thì phải kể tới trà Tân Cương chính gốc. Để mua được trà ngon, giúp lễ vật đám hỏi chân thành, trịnh trọng hơn thì cần chọn địa chỉ cung cấp trà uy tín. Tại Hải Trà Tân Cương, chúng tôi cung cấp tất cả các loại trà Thái Nguyên ngon, chất lượng với giá thành hợp lý. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp trà ngon cho đám cưới, lễ hỏi hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
Mâm quả cưới miền Bắc khác biệt với miền Nam, Trung ở chỗ có mâm mứt hạt sen. Mứt sen ngọt và thơm thanh khiết, được ví như những viên ngọc màu vàng. Loại hạt này tượng trưng cho sự dịu dàng của cô dâu cũng như sự cảm mến, tình yêu thương của nhà trai đối với con dâu tương lai. Người Bắc quan niệm rằng, hương vị ngọt sâu sắc của mứt hạt sen cũng giống như tình cảm ngọt ngào, sâu đậm của đôi uyên ương. Ngoài ra, mứt sen trong mâm quả cưới theo truyền thống miền Bắc còn tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ, cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng trẻ.
Mâm ăn hỏi với rượu và thuốc lá chính là món sính lễ tượng trưng cho sự kính trọng, hiếu lễ của con cháu với tổ tiên bên nhà gái. Rượu và thuốc sẽ dâng lên tổ tiên như tấm lòng của cặp đôi để bề trên chứng giám và chúc phúc.
Tráp rượu thuốc ấn tượng
Mâm bánh cốm tạo ra sự khác biệt mang đậm văn hóa của người miền Bắc. Nếu như bánh xu xê không thể thiếu trong lễ hỏi của người miền Tây, miền Trung thì với miền Bắc đó chính là bánh cốm. Bánh cốm với hương vị thanh thuần thể hiện cho tình nghĩa vợ chồng, mang ý nghĩa về sự gắn bó, hạnh phúc của cặp đôi trẻ, sống với nhau trăm năm tình cảm.
Hình vuông của bánh cốm tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ. Màu xanh với nhân đậu bên trong hòa quyện thể hiện tình yêu ngọt ngào và hạnh phúc, gắn bó khăng khít 1 đời.
Tráp bánh cốm theo đúng phong tục miền Bắc
Để hiểu trọn vẹn hơn về mâm quả cưới miền Bắc thì bạn nên tham khảo thêm về cách bố trí, sắp xếp tráp cưới hỏi. Sắp xếp tráp cưới cũng phải đúng nguyên tắc, vị trí. Với số lượng tráp khác nhau sẽ có cách sắp xếp khác nhau.
Mâm bánh cốm, đậu xanh, hạt sen sắp xếp theo tráp tròn, xung quanh trang trí nơ và dán chữ hỷ. Những mâm tráp còn lại sẽ sắp xếp trong mâm sơn son thếp vàng, theo hình dáng đẹp mắt. Khi đưa tới nhà gái, các mâm quả cưới sẽ được phủ vải nhung đỏ.
Các mâm tráp được xếp theo lễ 5,7, riêng mâm quả sẽ kết long phụng. Lợn sữa quay đặt trên mâm sính lễ, có nơ, hoa tươi và dán chữ hỷ.
Tết rồng phượng đẹp mắt
Thông thường nếu trọn gói 5 mâm quả + 1 khay có giá 2.300.000 - 2.500.000, 6 mâm quả + 1 khay - giá: 3.000.000 - 3.500.000, trọn gói 8 mâm quả + 1 khay - giá: 5.000.000 - 5.500.000 đây là giá các dịch vụ trên mạng mà chúng tôi thống kê được, tùy vào giá cả thị trường nên các món trong mâm quả thay đổi ít nhiều.
Trên đây là những thông tin hữu ích về mâm quả cưới miền Bắc. Mỗi vùng miền đều có phong tục riêng, mang bản sắc văn hóa của mỗi miền. Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục của chúng tôi để biết thêm về mâm quả cưới của các vùng miền khác nhé.