Hoa đậu biếc không chỉ có màu sắc đẹp, lạ mắt mà còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. nổi bật là trà đậu biếc hay những món ăn ngon từ hoa đậu biếc. Bài viết này, Hải Trà Tân Cương sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích nhất về loài hoa đậu biếc.
Đôi nét về cây hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc được nhiều gia đình trồng như một loại cây cảnh bởi màu hoa của nó có màu xanh biếc. Đây là loại cây leo, thuộc thân thảo, trồng tại các bức tường, bờ rào rất đẹp mắt. Phần thân và cành mềm, mảnh, chiều cao trung bình của một cây đậu biếc từ 3 – 10m. Đặc biệt, phần thân của loại cây này có khả năng thay đổi màu sắc vô cùng độc đáo. Khi cây non sẽ có màu xanh, khi đã già sẽ sang màu nâu.
Lá đậu biếc hình bầu dục, mọc đối, màu xanh đậm. Hoa đậu biếc có phần giống với hoa đậu. Màu hoa vô cùng đặc trưng, đó là màu xanh tím biếc vô cùng đẹp mắt. Loại hoa này mọc thành chùm với màu tím biếc nhẹ nhàng. Nếu như phần hoa đẹp, có nhiều tác dụng thì hạt của loại cây này lại rất độc.
Đậu biếc còn được gọi với cái tên là bông biếc, đậu tím, có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, loại cây này chỉ được trồng ở một số tỉnh. Nếu được trồng cẩn thận thì cây bông biếc rất dễ sống. Chúng có thể đơm hoa quanh năm, trừ khi vào mùa đông quá khắc nghiệt.
Tác dụng của hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc vừa đẹp, vừa tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Công dụng của loài hoa này không chỉ đơn thuần là tốt cho sức khỏe mà còn dùng để tạo màu trong nấu ăn, làm trà uống,…
Tác dụng làm đẹp
Trong hoa bông biếc có nhiều hoạt chất mang lại lợi ích cho các tế bào. Những hoạt chất này giúp máu lưu thông tốt hơn, nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, làm đẹp da, ngăn quá trình lão hóa và giúp tóc chắc khỏe. Đặc biệt, chất Anthocyanin trong loại hoa này có tác dụng ngăn sự hình thành chất béo, giúp chị em phụ nữ giảm cân hiệu quả, ngăn tình trạng béo phì. Chính vì vậy mà hoa bông biếc được chị em phụ nữ Thái Lan vô cùng ưa chuộng.
Ngăn ngừa và điều trị ung thư
Với khả năng chống oxy hóa cao, sử dụng trà hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa sự ảnh hưởng của các gốc tự do. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong loại hoa này cũng hỗ trợ tăng sự ổn định, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt là khả năng nhận diện ung thư. Theo nghiên cứu, hoạt chất Cliotide của loài hoa này còn có khả năng ức chế tế bào ung thư.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Màu xanh biếc ấn tượng không chỉ đẹp mắt mà còn có tác dụng bảo vệ DNA cũng như lipid peroxidation trước những tổn thương. Thêm vào đó là tăng cường sản sinh ra chất Cytokine để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Tính kháng khuẩn, tốt cho tim mạch
Chất Cliotide còn có khả năng kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng trà hoa bông biếc thường xuyên có thể bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng mạch máu, tắc máu.
Người mắc bệnh tiểu đường, cải thiện thị lực
Với những người bị bệnh tiểu đường thì hoa đậu biếc là một gợi ý không thể bỏ qua. Loại hoa này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Hơn nữa, với tác dụng tuần hoàn, thúc đẩy máu lưu thông tới các cơ quan, hoa bông biếc cũng giúp mắt được bảo vệ, ngăn ngừa sự phát triển của đục thủy tinh tế, điều trị tổn thương cho mắt.
Có tác dụng an thần, giảm stress
Theo Đông y, loại hoa này còn có tác dụng giúp tinh thần thoải mái, làm giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm nhờ vào chất tạo xanh của hoa. Những món ăn, đồ uống từ hoa bông biếc giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Hơn nữa, với màu sắc xanh biếc, chỉ nhìn cũng đủ để chúng ta cảm thấy thư thái, thoải mái.
Tác hại của hoa đậu biếc
Tác dụng phụ của hoa đậu biếc: Hoa đậu biếc thường được sử dụng trong y học dân gian với mục đích điều trị một số bệnh như tiểu đường, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, và thậm chí làm đẹp da. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức hoặc không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, hoặc dị ứng.
Phản ứng dị ứng: Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng dị ứng với hoa đậu biếc. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban, ngứa, hoặc khó thở. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng phản ứng nào sau khi sử dụng hoặc tiêu thụ hoa đậu biếc, bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không phù hợp cho mọi người: Dù hoa đậu biếc có nhiều lợi ích, nhưng không phải mọi người đều nên sử dụng nó. Nhất là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, cũng như những người đang mắc bệnh nặng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tóm lại, trong khi hoa đậu biếc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc sử dụng nó cần phải được thực hiện cẩn thận và đúng cách để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Cách sử dụng hoa đậu biếc
Với những tác dụng tuyệt vời trên, tại sao bạn không bắt tay vào làm trà hoa bông biếc cũng như những bài thuốc hay khác ngay tại nhà? Dưới đây là những cách dùng hoa bông biếc hiệu quả bạn nên áp dụng.
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường
Dùng hoa bông biếc khô hãm cùng nước nóng. Sử dụng nước hoa đậu biếc này hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày chỉ nên dùng 10 -20gr, tránh lạm dụng.
Bài thuốc trị bệnh xoang
Hoa bông biếc cũng được sử dụng như một bài thuốc để trị bệnh xoang vô cùng hiệu quả. Bạn hãy đun sôi nước nửa lít nước, thêm khoảng 5 bông hoa đậu tím vào nồi, đun khoảng 2 phút. Thay vì uống, hãy ít hơi nước bốc lên trong 5 – 7 phút. Thực hiện trong 1 tuần để cải thiện tình trạng. Viêm xoang không phải là bệnh có thể chữa ngày một ngày hai. Chính vì vậy bạn nên mua sẵn bông biếc khô để trong nhà và sử dụng hàng ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
Với bài thuốc này, bạn dùng 50ml dịch chiết từ cây bông biếc. Chuẩn bị thêm quất, sả tươi, mật ong rừng và chút nước sôi. Cách thực hiện như sau:
- Trộn đều dịch hoa bông biếc và mật ong, đun sôi hỗn hợp
- Thêm nước vào khuấy nhanh và đều
- Vắt nước quất, thêm gừng đập dập vào, đảo đều
- Mỗi ngày dùng 1 cốc nhỏ.
Cách chế biến hoa đậu biếc làm trà
Để làm trà bông biếc bạn chỉ chuẩn bị hoa khô và chút nước nóng. Nếu muốn tăng gia vị thì hãy chọn một loại hương vị mình thích để có ly trà thơm ngon bổ dưỡng.
Đầu tiên, bạn hãy ngâm hoa vào nước nóng trong 15 phút. Hoa sẽ từ từ đổ màu xanh biếc, lá chuyển màu chàm. Khi hoa và lá bay màu bạn lọc lấy nước để uống. Trà bông biếc có thể uống nóng hoặc lạnh. Hãy thêm một số hương liệu để tăng mùi vị như quế, gừng, thậm chí là mật ong, hoa dâm bụt. Tùy vào mỗi cách pha mà hương vị của ly trà bông biếc sẽ khác nhau. Vị của loại trà này là ngọt nhẹ, thanh, hơi chát nhẹ đầu lưỡi.
Những lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
Phần rễ và hạt của loại cây này có chứa một lượng độc nhỏ. Vì vậy trong khi sử dụng bạn cần lưu ý, tuyệt đối không ăn hạt, rễ. Chỉ được sử dụng phần hoa của bông biếc. Một số đối tượng sau đây nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng loại hoa này. Phần hạt của chúng có chứa một chất có tên gọi là anthocyanin. Chất này có thể khiến tử cung bị co bóp, gây ảnh hưởng rất lớn tới thai kỳ. Vì vậy, nếu dùng thì các mẹ bầu nên cẩn trọng. Xem kỹ bên trong hoa có dính hạt hay không.
Đối với trẻ em
Có một số chất trong loại hoa này không phù hợp với trẻ em. Bởi đây là đối tượng cơ thể chưa phát triển toàn diện, còn non yếu, những chất không kịp hấp thụ trong đậu biếc có thể gây ra một số tác hại. Nếu ăn nhầm vào hạt, trẻ sẽ thấy buồn nôn và gây ra tình trạng sổ tả. Vì vậy, nên tránh để trẻ nghịch và tiếp xúc với hạt đậu biếc. Đặc biệt là đậu biếc tươi khi hạt tách khỏi hoa hoàn toàn.
Số lượng sử dụng
Nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng cách thì sẽ không gây ra tác hại nào. Theo khuyến cáo, người lớn chỉ nên dùng trà hoa đậu biếc khoảng 640 miligam/ngày. Như vậy, mỗi ngày chúng ta vẫn có thể uống 1-2 ly. Ngoài ra, có một số đối tượng không nên sử dụng bông biếc. Điển hình là phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người chuẩn bị phẫu thuật hoặc dùng thuốc chống đông máu.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hoa đậu biếc. Với những tác dụng trên, bạn có thể sử dụng trà bông biếc hàng ngày. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả tốt nhất thì nên lưu ý khi sử dụng nhé.
Đem suy nghĩ và hiểu biết của mình ra ngoài qua con chữ, hi vọng đều sẽ là những bài viết có ý nghĩa với mọi người kiến thức về phong thuỷ, nấu ăn, thủ thuật, mẹo vặt đời sống hằng ngày.