Hồng trà chiếm đến 90% lượng tiêu thụ trà trên thị trường trà thế giới. Có nhiều người uống hồng trà hàng ngày nhưng không thực sự hiểu hồng trà là gì? Hồng trà có công dụng như thế nào đối với sức khỏe? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin thú vị về hồng trà.
Hồng trà còn có tên gọi khác là trà đen (Black tea). Đây là loại trà có nguồn gốc từ lá trà xanh, đã được lên men, oxy hóa 100%. Quá trình oxy hóa đã chuyển hóa trà xanh sang màu đen, đỏ hoặc cam. Do đó chúng được gọi bằng những cái tên như trà đen, hồng trà.
Hồng trà còn được gọi là trà đen
Hồng trà là cách người Trung Quốc gọi loại trà này do nước trà sau khi hãm có màu nâu đỏ hoặc hồng ngọc. Trà đen là cách người phương Tây gọi loại trà này. Nguyên do vì lá trà sau khi được lên men, sấy khô có màu đen. Hồng trà có hương vị thơm nhẹ, ít chát, phù hợp với sở thích, khẩu vị của đa số người phương Tây cũng như người Việt hiện nay.
Sự ra đời của hồng trà vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, cả nghiên cứu khoa học và truyền thuyết dân gian đều công nhận là Đồng Mỗ, núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc là nơi khởi nguồn của loại trà danh tiếng này.
Các nghiên cứu khoa học, lịch sử vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm mà hồng trà ra đời. Nhiều giả thuyết cho rằng hồng trà được ra đời vào thời nhà Minh, khoảng thế kỷ 14, giai đoạn Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương bắt đầu lên ngôi. Trong giai đoạn này, uống trà là một nét văn hóa phổ biến đối với mọi tầng lớp nhân dân khu vực châu Á.
Giai đoạn này loại trà phổ biến nhất chính là trà xanh phơi khô, được nghiền thành bột. Sau đó kết hợp với bột gạo và được đóng lại thành các bánh. Lúc đó các bánh trà có giá trị không kém gì vàng nên còn được xem như một dạng tiền tệ.
Truyền thuyết và lịch sử đều cho rằng hồng trà ra đời tại làng Đồng Mỗ
Đa số các học giả lại cho rằng hồng trà ra đời vào khoảng thế kỷ 17 tại vùng trà Vũ Di Sơn, nổi tiếng của Phúc Kiến, Trung Quốc. Tại đó có một ngôi làng cổ Đồng Mỗ, nằm tại nơi cao nhất trên đỉnh núi Vũ Di, được cho là nơi xuất phát của hồng trà. Hiện nay Đồng Mỗ vẫn được bảo tồn bởi chính phủ Trung Quốc và UNESCO bởi những di tích lịch sử và một chi loài bướm quý hiếm đang sinh sống tại đây.
Loại hồng trà do Đồng Mỗ sản xuất là trà Kim Tuấn Mi cực kỳ nổi tiếng. Từ năm 2005, khi Kim Tuấn Mi xuất hiện đã thổi bùng lên một cuộc cách mạng về hồng trà. Loại trà này trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên khắp thế giới.
Cuối đời Minh là thời kỳ đen tối khi triều chính rối ren, nạn đói, giặc giã hoành hành, nhân dân chạy loạn khắp nơi. Một nhóm nhỏ người dân tránh nạn trên núi Vũ Di đã thành lập nên làng Đồng Mỗ.
Núi Vũ Di có địa hình hiểm trở, là nơi lánh nạn rất tốt. Vùng núi Vũ Di trước đó cũng là nơi sản xuất trà trước khi làng Đồng Mỗ hình thành đến vài thế kỷ. Vì thế những người chạy nạn cũng chọn trồng trà như một sản phẩm nông nghiệp chủ lực bên cạnh những cây nông nghiệp khác.
Trà trồng trên núi Vũ Di có hương vị đặc biệt thơm ngon nhờ khí hậu vùng núi trong lành, cây phát triển chậm nên chắt lọc được những tinh hoa của đất trời. Nhu cầu uống trà trong mọi tầng lớp nhân dân đều rất cao nên dân làng Đồng Mỗ có cuộc sống tương đối thoải mái.
Trà trồng trên núi Vũ Di có hương vị đặc biệt thơm ngon
Khi mới lập làng, người dân Đồng Mỗ cũng chỉ sản xuất duy nhất một loại trà xanh nguyên lá. Nguyên nhân vì khi lên ngôi Chu Nguyên Chương đã cấm sản xuất loại trà đóng bánh vì sợ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ.
Sau đó đã có nhiều sáng kiến chế biến trà như trà Hoàng Sơn Mao Phong được chế biến nguyên lá, sấy khô bằng chảo. Sau đó người An Huy đã học lại công thức chế biến này. Người Vũ Di lại học hỏi từ người An Huy.
Một mùa xuân, vụ trà đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm thì có một toán lính chuẩn bị tiến vào làng. Người làng Đồng Mỗ vốn là dân chạy loạn, rất sợ chiến tranh đã ngay lập tức bỏ trốn. Tuy nhiên, đây không phải toán quân đi bắt lính mà lén đi ra mắt đầu hàng quân địch.
Tiến vào làng không gặp một bóng người khiến toán lính ngạc nhiên tột độ. Họ mặc sức nghỉ ngơi và sử dụng những đồ ăn thức uống dân chúng bỏ lại trong làng. Những đống lá trà lớn mới thu hoạch, chưa được chế biến khiến những người lính này tưởng là cây cỏ nên trải ra làm đệm nằm.
Họ ở lại làng vài ngày, sử dụng những chiếc giường có “đệm” bằng lá trà. Khi họ rời đi, người dân vẫn tiếp tục lấy những lá trà đã được lên men chế biến bình thường. Để át mùi hương lên men có trong lá trà, họ lấy củi tùng hun. Vậy là hồng trà được ra đời.
Đây là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, sự ra đời của hồng trà lại có một phiên bản khác, phũ phàng hơn. Đó là người dân Vũ Di mới học hỏi cách làm trà của người An Huy đã áp dụng không thành thục, xử lý ngăn lá trà lên men không triệt để. Vì thế trà thành phẩm khi được hãm đã không cho màu xanh mà lại lên màu nâu đen. Tuy nhiên hương vị của trà lại vẫn thơm ngon, độc đáo theo một cách riêng nên vẫn bán được. Và hồng trà đã ra đời theo một cách cực kỳ ngộ nghĩnh và lý thú như vậy.
Hồng trà giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Hồng trà có nhiều cách pha chế khác nhau để tạo ra nhiều loại đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng. Trong nội dung bài viết này chúng tôi xin giới thiệu cách pha hồng trà cơ bản, dễ thực hiện nhất.
- Để pha hồng trà thơm ngon chúng ta cần lưu ý:
Sử dụng nước sôi 95 độ C để pha hồng trà
Pha hồng trà theo cách truyền thống:
Trên đây chúng ta đã cùng nhau giải đáp câu hỏi hồng trà là gì và sự ra đời của loại trà đang rất được ưa thích này. Chúng tôi còn cung cấp sản phẩm dòng Hồng Trà Shan Tuyết 1 tôm 1 lá, 1 tôm 2 lá rất tốt cho sức khỏe, quý khách hàng nào có nhu cầu uống hồng trà shan ngon liên hệ chúng tôi 091824431. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin lý thú, bổ ích đối với các bạn!