Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong và ngoài nước

Trồng chè vốn là một trong những thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. Hiện ngành chè không chỉ sản xuất ở trong nước mà còn đang vươn mình ra thế giới. Chúng đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển.

Tình Hình Sản Xuất

Với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi cây chè đã trở thành thế mạnh của Việt Nam. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước luôn ở mức cao. Minh chứng cho điều này là thành tích đứng thứ 7 trong sản xuất và thứ 5 trong xuất khẩu chè thế giới. Diện tích trồng chè ở nước ta là trên 130.000 ha với hơn 500 cơ sở chế biến, sản xuất. Đạt mức công suất khá lớn với hơn 500.000 tấn chè khô mỗi năm.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè
cây chè có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác

Việt Nam hiện có nhiều vùng chuyên canh chè và cho ra năng suất cùng chất lượng cao. Những vùng chuyên canh chè nổi tiếng phải kể đến như: Mộc Châu (Sơn La), Tân Cương (Thái Nguyên), Bảo Lộc (Lâm Đồng),… Dưới sự sáng tạo của người nông dân các sản phẩm từ chè đang ngày càng đa dạng hơn về chủng loại. Cùng với đó, vẫn đảm bảo chất lượng và sản lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Thương hiệu đi đầu trong ngành chè và được ưa chuộng hiện nay phải nói đến là Hải Trà Tân Cương.

Những giá trị ngành chè đem lại

Không thể phủ nhận cây chè mang lại giá trị kinh tế không nhỏ cho xã hội. Cây chè phát triển tốt ở vùng miền núi và đây cũng là nơi có kinh tế kém phát triển. Cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn và có sự cách biệt lớn giữa thành thị và miền núi. Ngành chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống người dân miền núi, giúp họ được xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, góp phần cải thiện đáng kể kinh tế địa phương và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp nước ta.

Ngoài ra, trồng chè còn nâng cao khả năng sử dụng đất hiệu quả ở vùng trung du và miền núi. Giúp người nông dân có thể dần chuyển dịch sang phương pháp nông nghiệp định canh định cư thay vì phương pháp du canh du cư.  Điều này góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, giảm đi sự cách biệt giữa vùng miền núi và vùng thành thị.

Các sản phẩm chè chính của Việt Nam

Các sản phẩm chè chính của Việt Nam trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước phải kể đến 5 sản phẩm sau:

Chè Tân Cương Thái Nguyên

Chè Tân Cương Thái Nguyên từ lâu được người sành trà đặt cho “Đệ nhất danh trà”. Đây là loại chè có hương vị rất riêng, khiến ai đã uống một lần là nhớ mãi. Loại chè này có búp trà thơm ngon, đậm đà và màu trà rất đẹp mắt. Để có được chén trà ngon tụ đủ yếu tố: “sắc, hương, thần, vị” phải trải qua nhiều công đoạn công phu như chọn nguyên liệu, vò trà , sao trà, đánh hương…v.v.

Trà Tân Cương Thái Nguyên
Trà Tân Cương Thái Nguyên, Hải Trà Tân Cương cung cấp trà sạch. chất lượng

Trà đen (hồng trà)

Đây là loại trà được lên men toàn phần, lá chè sẽ chuyển từ màu xanh qua đen nhờ vào quá trình oxy hóa. Với vị trà rất dễ uống, cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe nên trà đen đã trở thành thức uống không thể thiếu được trong cuộc sống của nhiều người.

Trà Shan Tuyết

Đây là loại trà có búp to màu trắng xám, dưới lá trà có phủ 1 lớp lông tơ trắng, mịn. Trà có mùi thơm dịu, nước vàng sánh như mật ong. Khác với những loại trà khác, trà Shan Tuyết là loại cây cổ thụ, có những gốc trà vài người ôm không xuể nên khi hái phải trèo lên tận cây. Cây trà này mọc ở nơi có độ cao hơn 1200m, bao phủ là mây mù, cùng nhiều yếu tố đặc biệt đã tạo nên loại trà Shan Tuyết có “1 không 2”.

Trà hoa nhài

Như cái tên của mình, đây là loại trà ướp nhài, một loại hoa có mùi thơm tinh khiết, nồng nàn. Trà Hoa Nhài sẽ được thu hái vào buổi trưa nắng, khi hoa chưa kịp nở. Sau đó, đến tối khi cánh hoa nở sẽ ướp trà và hoa cho ra hương trà đậm vị, khó phai. Trà nhài có màu nước vàng trong, vị chát dịu và thanh ngọt sâu ở hậu, thơm hương hoa nhài đến nao lòng.

Trà ướp sen

Đây là tên gọi của loại trà ướp hương sen. Trà có phương thức chế biến công phu tạo kết hợp cùng hoa sen thơm lừng, tinh khiết. Hoa sen sẽ được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều. Mỗi một lớp trà là một lớp gạo sen. Ướp liên tục 7-9 lần như thế, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Sau cùng sẽ cho ra mẻ trà ướp sen hảo hạng cho người yêu trà trong và ngoài nước.

Chuỗi cung ứng chè tại Việt Nam

Trong chuỗi cung ứng chè tại Việt Nam sẽ gồm các đối tượng sau:

  • Hộ nông dân trồng và cơ sở tư nhân chế biến chè: Có thể là quy mô trang trại hoặc nông hộ. Họ sẽ trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè.
  • Các tổ chức hỗ trợ sản xuất, chế biến chè: Sở Công Thương, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn….
  • Các thương lái: Họ có thể là các cá nhân hoặc doanh nghiệp thu mua trà và cung cấp ra thị trường.
  • Khách hàng: Khách hàng trong nước và ngoài nước.

Tình Hình Tiêu Thụ

Trong tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước, Việt Nam hiện chia thị trường tiêu thụ chè thành 2 thị trường chính là trong nước và ngoài nước.

Thị trường ngoài nước

Tại thị trường nước ngoài ta có 3 thị trường lớn nhất là Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga. Trong đó, Pakistan dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ chè của Việt Nam. Mặc dù sản lượng chè xuất khẩu sang thị trường Pakistan của nước ta luôn đạt kim ngạch cao nhưng ta vẫn chỉ chiếm 1 phần tỷ trọng nhỏ trên tổng lượng tiêu thụ tại đây.

Thời gian trước trong khoảng năm 2016 – 2017 việc xuất khẩu chè của nước ta sang đây bị giảm về cả kim ngạch và lượng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam bị đánh giá kém đa dạng trong chủng loại vì phần lớn chè là chè xanh, chè đen và chè nguyên liệu. Song song với đó là chất lượng chưa được đánh giá cao, cũng như mẫu mã kém hấp dẫn. Chính những điều này đã khiến chè Việt Nam thiếu sức cạnh tranh tại thị trường Pakistan.

Dù đứng ở vị trí thứ 5 về xuất khẩu chè toàn cầu nhưng để ý sẽ thấy thị trường của chúng ta đa phần là các nước dễ tính. Tại các thị trường có yêu cầu cao và khó tính như Mỹ, EU… Ta vẫn chưa có nhiều sản phẩm chè đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường này. Chính vì thế, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ  trong sức tiêu thụ chè toàn cầu.

Thị trường trong nước

Với thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh. Nó đi ngược lại với cơ cấu xuất khẩu là mặt hàng chè đen. Nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt Nam luôn cao. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Không đơn thuần chỉ dùng uống hằng ngày, trà còn được dùng trà làm quà biếu thay lời chúc mừng, lời chào đón… Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định.

tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định
tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định

Những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng,…

Tình Hình Xuất Khẩu Chè Hiện Nay

Ba thị trường xuất khẩu chè lớn của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan và Nga. Đứng đầu danh sách nhiều năm liền vẫn là Pakistan. Đây là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của nước ta. Đứng vị trí thứ 2 là Đài Loan và kế đến là Nga. Ngoài ra, nước ta còn xuất khẩu chè sang các nước khác như Đức, Saudi Arabia, UAE, Thổ Nhĩ,… Nhưng nhìn chung trên tổng sản lượng, tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam vẫn ở mức thấp. Thị trường tiêu thụ chính vẫn là thị trường trong nước.

Khó khăn trong việc xuất khẩu chè

Việc xuất khẩu chè tuy đã được giảm thuế nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn. Nước ta chưa có sản phẩm chè đạt chất lượng để tiến vào thị trường khó tính như EU, Mỹ… Ngoài ra còn gặp các thách thức trong chi phí, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá và xây dựng thương hiệu. Nguyên nhân là do một số khâu trong cách thức trồng và chế biến chè vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, sản phẩm rất khó đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, an toàn vệ sinh thực phẩm là trở ngại lớn trong cơ cấu xuất khẩu chè Việt Nam.

Để ngành chè phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần:

  • Tham gia sâu vào chuỗi giá trị và thay đổi hình ảnh
  • Thúc đẩy các hộ trồng chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng
  • Ứng dụng mạnh mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap
  • Đầu tư sản xuất các sản phẩm chè tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã và an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Xây dựng thương hiệu, đầu tư công nghệ nhằm tiến sâu vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ,…

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước hiện nay. Cũng như hiểu được những thuận lợi và khó khăn mà ngành chè đang gặp phải.

Bình luận (0 bình luận)

Đặt hàng nhanh