Cưới hỏi là việc quan trọng của đời người. Vì vậy, thủ tục, đám hỏi, đám cưới cần phải thực hiện theo đúng nghi lễ. Ở nước ta, mỗi vùng miền lại có sự khác biệt về phong tục, nghi thức cưới hỏi. Bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá mâm quả cưới miền Tây nhé.
Ý nghĩa mâm quả cưới miền Tây
Nếu đã từng đặt chân tới vùng sông nước miền Tây thì chắc hẳn bạn đã phần nào cảm nhận được nhịp sống cũng như tính cách của con người nơi đây. Người miền Tây chân chất, thân thiện, gần gũi và rất mến khách.
Theo đúng truyền thống, mâm quả cưới của người dân miền sông nước còn có 6 mâm. Mỗi mâm đều có lễ vật mang ý nghĩa riêng. Theo phong tục trước đây, người miền Tây thường “thách cưới” tại lễ hỏi. Cụ thể là qua những mâm quả cưới.
Ngày nay, phong tục thách cưới đã nhẹ hơn trước rất nhiều nhưng mâm quả cưới vẫn phải chuẩn bị đầy đủ. Mâm quả cưới được duy trì qua nhiều đời và nó được xem như một nét đẹp văn hóa.
Mỗi mâm quả đều chứa đựng một ý nghĩa và thông điệp. Vì vậy, chuẩn bị mâm quả cưới miền Tây cần đúng thủ tục. Nhìn chung, mâm quả cưới chứa đựng những ý nghĩa sau:
- Thể hiện tình cảm bền chặt và sâu sắc của đôi bạn trẻ
- Cầu mong cuộc sống hạnh phúc, no đủ, bình yên và son sắt
Mâm quả cưới miền Tây gồm những gì?
Mâm quả cưới truyền thống miền Tây chứa đựng nhiều ý nghĩa. Đây chính là lý do dù là đám hỏi nào đi chăng nữa thì việc chuẩn bị mâm quả với những lễ vật cần cần có là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, mâm quả cưới miền Tây được chuẩn bị với những lễ vật sau:
Trầu cau
Mâm quả cưới truyền thống cả 3 miền đều không thể thiếu trầu cau. Lễ ăn hỏi mà không có trầu cau thì sẽ là một thiếu sót vô cùng nghiêm trọng. Trên mâm trầu cau số lượng cũng là điều cần lưu tâm. Cụ thể, mâm trầu cau trong lễ hỏi miền Tây sẽ có 105 quả cau, 210 lá trầu.
Đây không phải là con số ngẫu nhiên mà nó mang ý nghĩa cuộc sống vợ chồng trăm năm hạnh phúc. Người miền Tây lý giải, con số 105 mang ý nghĩa chúng đôi uyên ương sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống, sống hạnh phúc trăm năm. 1 quả cau sẽ đi cùng 2 với lá trầu. Vì vậy tương ứng với 105 quả sẽ là 210 lá.
Mâm trà, rượu và nến
Trà và rượu là lễ vật cưới hỏi thể hiện tấm lòng thành kính, sự hiếu thảo của con cháu với ông bà, tổ tiên. Mời chén trà, ly rượu để bề trên chứng giám, phù hộ, chúc lành cho đôi bạn trẻ kết duyên vợ chồng. Với những gia đình chuẩn bị tươm tất thì trà và rượu phải là loại ngon, chất lượng.
Rất nhiều đơn vị chuẩn bị mâm quả cưới hỏi truyền thống miền Tây liên kết và liên hệ với Hải Trà Tân Cương để đặt hàng, mua trà thái nguyên ngon. Chén trà dâng tổ tiên phải là loại tốt, trà thơm và chất lượng để thể hiện sự thành kính.
Trà, rượu, nến tơ hồng được đặt lên bàn thờ gia tiên. Vị cay và nồng của rượu tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc, khoảnh khắc buồn vui trong đời sống hôn nhân. Ngoài ra, nến trong mâm quả cưới miền Tây sẽ được thắp lên bàn thờ tổ tiên.
Nến ở đây không phải loại nến thường mà là nến có khắc hình long phụng. Đặc biệt, rượu dùng tại lễ hỏi cũng được đựng trong loại bình có khắc rồng phượng. Sự chuẩn bị này làm cho nghi lễ thêm phần trang trọng, thành kính.
Bánh xu xê
Bánh xu xê (phu thê) là loại bánh xuất hiện trong mâm quả của cả 3 miền. Bánh xu xê thể hiện sự dung hòa âm dương, giữa đất và trời, mang ý nghĩa tình yêu son sắt, bền chặt và gắn bó của đôi uyên ương. Khác với bánh xu xê của miền Bắc. Ở miền Tây, loại bánh xu xê được dùng trong mâm quả cưới được gói vuông bằng lá dừa, rất đẹp mắt.
Mâm xôi gấc
Mâm quả cưới truyền thống miền Tây không thể thiếu xôi gấc. Theo quan niệm của người dân miền Tây, xôi gấc màu đỏ là lời chúc cho đôi uyên ương có cuộc sống ấm no, đầy đủ, sung túc và hạnh phúc. Không phải loại xôi khác mà phải là xôi gấc. Bởi màu đỏ mang tới sự may mắn, hạnh phúc, chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mâm hoa quả
Ngoài bánh xu xê, trà, rượu, cau trầu,… thì mâm quả cưới truyền thống miền Tây còn có mâm hoa quả. Đây là mâm thứ 5, gồm các loại trái cây đặc trưng vùng miền và mang nhiều ý nghĩa như đu đủ, táo, nho, mãng cầu,…
Những trái ngọt là lời cầu chúc cho đôi uyên ương có được cuộc sống ngọt ngào, viên mãn và hạnh phúc. Trái cây phải là những loại trái tươi, mọng, lành lạnh, có vị ngọt và mang tên may mắn. Tránh loại quả đắng, chát.
Mâm heo quay
Mâm cuối cùng theo đúng phong tục lễ vật cưới hỏi của người miền Tây chính là heo quay. Đây là lễ vật tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Heo quay chuẩn bị cho lễ hỏi được chuẩn bị chu đáo và cầu kỳ. Không chỉ đơn thuần là một chú heo quay mà còn tô điểm thêm bông hoa trên đầu, đặt trên một khay đẹp, sạch sẽ, có bọc giấy đỏ với ý nghĩa may mắn.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mâm quả cưới truyền thống miền Tây. Với những ngày trọng đại như cưới, hỏi thì việc chuẩn bị lễ vật, sính lễ theo đúng nghi thức, thủ tục là rất quan trọng. Ngoài ra, để tiếp đón khách một cách chu đáo thì cả nhà trai và nhà gái nên chuẩn bị thuốc thơm, trà ngon.
Đem suy nghĩ và hiểu biết của mình ra ngoài qua con chữ, hi vọng đều sẽ là những bài viết có ý nghĩa với mọi người kiến thức về phong thuỷ, nấu ăn, thủ thuật, mẹo vặt đời sống hằng ngày.