Tìm hiểu về các loại chè xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam Nổi tiếng là đất nước có truyền thống uống trà lâu đời. Trà xuất hiện trong mọi hoạt động đời sống của người dân Việt. Cùng tìm hiểu về các loại chè xuất khẩu mạnh nhất nước ta.

chè xuất khẩu Việt Nam
khách du lịch ghé thăm các hợp tác xã trồng chè

Tổng Quan Về Chè Của Việt Nam

Trước khi đến với các loại chè xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam tiếp tục là đối tác xuất khẩu trà lớn nhất vào Đài Loan trong 5 tháng đầu năm nay, đạt 5,76 tấn trà, tổng kim ngạch đạt 8,17 triệu USD giảm 10,66% so với cùng kỳ. Lượng trà xuất khẩu của Việt Nam vào Đài Loan trong 5 tháng đầu năm chiếm tới 51,12% tổng lượng trà nhập khẩu của Đài Loan song chỉ chiếm 28,35% về tổng giá trị. Các đối tác kế tiếp còn có: Nhật Bản, Srilanka, Ấn Độ và Indonesia.

Cả nước có 35 tỉnh thành trồng chè, tổng diện tích 125.000ha, phần nhiều ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu chè đạt trên dưới 100 triệu USD.

Giá xuất khẩu chè
Giá xuất khẩu chè nửa đầu năm giảm gần 10% (VietnamBiz)

Đến nay Việt Nam đã xuất khẩu trà sang 107 nước, đứng thứ 7 về sản lượng, đứng thứ 6 về khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên sản phẩm trà Việt Nam chưa có thương hiệu trên thế giới. Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ lần đầu tiên vượt mức 100 triệu USD với số lượng khoảng 95.000 tấn chè các loại, tăng 20% so với năm ngoái.

9 tháng đầu năm 2006, hoạt động xuất khẩu chè của cả nước tương đối khả quan với tổng kim ngạch đạt khoảng 76 triệu USD (tương đương 72.000 tấn), tăng 22% về trị giá và tăng 23 % về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng ta hãy điểm qua một số loại chè phổ biến tại nước mình.

Chè tươi

Loại chè này sẽ gồm các nguyên liệu: lá chè già và chè búp, to và nhỏ, xanh tươi, không qua bất cứ công đoạn chế biến nào. Lá trà khi hái về sẽ được rửa sạch, sau đó được người nghệ nhân vò bằng tay rồi cho vào ấm hoặc nồi nấu nước loại to cho thêm một vài lát gừng tươi nấu cho đến sôi. Nước trà đã sôi sẽ được rót ra chén, tách uống ngay. Hoặc muốn uống dần trong ngày có thể cho vào ấm tích ủ nóng. Màu nước chè tươi sẽ cho ra một màu xanh tươi đẹp mắt.

Tại mỗi vùng chè khác nhau cũng sẽ có cách thu hái khác nhau. Ví dụ vùng chè Gay – Nghệ An sẽ lấy cả cành dài từ 30 – 40 cm, bao gồm lá to, nhỏ, búp, mềm mép lá răng cưa sâu, xanh diệp lục. Hay tại vùng chè Xuân Mai – Hà Đông sẽ hái từng lá, bao gồm lá già bánh tẻ, dày ròn, nhỏ, vàng, mép ít răng cưa sâu.

Chè nụ

Chè nụ hay còn gọi là nụ hoa chè. Đây là loại chè thu hoạch khi nụ còn non (nụ hạt tiêu), thường được hái trong tháng 10 và tháng 11 dương lịch. Chè được hái về phơi trong bóng mát đến khi khô màu xanh. Dù phơi trong bóng mát sẽ lâu hơn khi phơi nắng nhưng chè sẽ đạt chất lượng cao hơn, giữ được màu xanh cho nụ trà .

Loại chè nụ này được phụ nữ và người già khá ưa dùng bởi phần trăm Cafein thấp chỉ 2,00% và ít kích thích. Ngoài ra, để chè có mùi thơm hơn có thể ướp thêm hoa cúc cùng chè. Loại chè này được sản xuất nhiều tại các tỉnh Nghệ An, Hà Sơn Bình Việt Nam.

Chè bạng

Nguyên liệu của loại chè này phần chính là lá chè già được giã nát hay băm nhỏ thành mẩu dài từ 2 mm-1cm, màu xanh đen và hơi đỏ. Lá chè chỉ được sấy đơn giản bằng phơi khô, không qua chế biến. Chè Bạng có tỷ lệ chất béo lớn: 7.14%, Cafein 2.00%, Tanin: 5.25%, đạm: 1,25%, tro tổng số: 4.30%, tro hoà tan: 1.40%, chất hoà tan: 19,10%. Làng Vân giáp Bạng Thượng – Thanh Hóa là nơi đầu tiên chè Bạng được làm ra.

Chè ô long

Chè ô long hay được gọi là thanh trà là loại chè vốn được sản xuất tại Trung Quốc (Phúc Kiến Quảng Đông) và Đài Loan trước đây. Chè ô long sẽ trải qua quy trình chế biến sau: Thu hái chè sẽ được làm héo và lên men kết hợp, tiếp tục qua bước sao và vò kết hợp sấy khô cuối cùng cho ra thành phẩm. Khi pha chè ô long sẽ cho ra màu vàng kim, vị đậm đà, hương thơm nồng nàn. Khi chè ô Long dùng các nguyên liệu của từng giống chè riêng sẽ cho ra các danh trà Ô long khác như Thuỷ tiên, Đại hồng bào, Sắc chủng, Thiết quan âm, Kỳ chủng,…

Chè đen

Trong các loại chè xuất khẩu của Việt Nam đây được xem là loại chè chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu chè của nước ta. Chè đen được chế biến theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→ làm héo→ vò →lên men →sấy khô→ sàng phân loại. Sau khi sàng và phân loại chè đen được chia thành nhiều loại từ chất lượng thấp đến cao tùy theo kích thước của cánh chè như: OP, P, BOP, BP , FBOP, PS , F, D.

Chè đen hay còn gọi Hồng Trà
Nước Chè đen hay còn gọi Hồng Trà có màu nâu đỏ tươi, vị dễ uống không quá gắt, hương thơm dịu.

Chè xanh

Người xưa thường gọi với cái tên khác là chè lục. Loại chè này được trồng và sản xuất nhiều tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản Sản. Chúng được chế biến theo các công đoạn: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng và phân loại thành phẩm. Khi pha chè xanh cho ra nước màu xanh vàng sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm phảng phất mùi cốm. Diệt men bằng sao chảo gang hoặc bằng máy diệt men ở nhiệt độ 230 – 250oC (chè sao), hấp hơi nước nóng (chè hấp), hay chần nhanh vào nước sôi (chè chần). Sấy khô bằng hơi nóng, sao chảo (sao suốt), sấy lửa củi, sấy than hoa (chè lửa), hoặc phơi nắng kết hợp sấy than (chè nắng).

Chè hoa tươi

Nguyên liệu của chè hoa tươi thường gồm các loại hoa: nhài, sen, ngọc lan, ngâu,sói, bưởi quế… Mỗi cơ sở sản xuất sẽ có những bí quyết chế biến chè gia truyền riêng. Nhưng nhìn chung sẽ gồm các công đoạn cơ bản như sau: thu hái hoa tươi và chè rồi đem đi ướp hương (tức là trộn chè và hoa), tiếp đến là thông hoa, sàng hoa, sấy khô, để nguội,để hoa, sàng hoa và cho ra thành phẩm chè hoa tươi.

Chè hương

Chè hương là sự pha trộn giữa chè cùng các hương liệu khô như hoa cúc khô, hoa ngâu khô, quế, cam thảo, hạt mùi, đại hồi, tiểu hồi… Với các tỷ lệ khác nhau tùy mỗi cơ sở. Quy trình chế biến loại chè hương này gồm các bước cơ bản sau: chọn lọc hương liệu→ sao chè → cho hương liệu và sao → ướp hương trong thùng.

Các Loại Trà Xuất Khẩu Của Việt Nam

Có 3 loại chè xuất khẩu chủ yếu của Việt là chè đen, chè xanh và chè nguyên liệu.

Trà đen

Tại các nước phát triển chè đen rất được ưa chuộng bởi hương vị dễ uống cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tại các nước ở Trung Phi, Trung Đông và Châu Âu trà đen được sử dụng như một thức uống không thể thiếu mỗi ngày. Chính vì thế, trà đen hiện là mặt hàng chè chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu chè của nước Việt Nam. Vì màu nước đặc trưng của trà đen có màu hồng đậm nên nhiều nơi còn gọi là hồng trà. Trà đen có tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm cân, kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch… Đặc biệt, Trà đen có thể được lưu trữ trong nhiều năm mà không bị mất hương vị của nó.

Trà xanh

Về sản lượng chè xanh xuất khẩu Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trà xanh là loại trà khá phổ biến tại Việt Nam. Trà Thái Nguyên là loại tiêu biểu nhất của trà xanh Việt Nam. Ngoài ra các loại trà xanh nổi tiếng ở nước ta còn có trà Shan tuyết cổ thụ, và các loại trà xanh ướp hương hoa như: Trà Thái Nguyên, trà sen Tây Hồ, trà bưởi, trà ngâu, trà sói, trà lài,…

chè xanh xuất khẩu Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới
chè xanh xuất khẩu Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới

Trà xanh có nhiều hình dạng khác nhau: lá dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn, vo viên như hình thuốc súng… Màu lá trà là màu xanh xám, xanh đen, xanh nhạt hơi vàng nhưng khi pha nào nước lá trà cho màu xanh lục tươi sáng đẹp mắt, nước trà cũng có màu xanh hoặc xanh vàng, vị tươi chát nhẹ.

Trà nguyên liệu

Chè xuất khẩu của nước ta chủ yếu ở dạng thô, đóng bao 50kg. Các khách hàng sẽ mua chè nguyên liệu rồi chế biến và bán ra thị trường.

Với những thông trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn ngành chè xuất khẩu và các loại chè xuất khẩu của Việt Nam. Cũng như biết thêm một địa chỉ cung cấp chè chính hãng, đáng tin dùng là Hải trà Tân Cương.

Tham khảo thêm tình hình xuất khẩu Trà Việt Nam

Bình luận (0 bình luận)

Đặt hàng nhanh