Long Não là một trong những loài cây quý có nhiều tác dụng hữu ích trong y học, sinh học và các ngành chiết xuất tinh dầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài cây này. Đa số khi nhắc đến hai từ Long Não người ta chỉ nhớ đến những viên chế phẩm công nghiệp mà thôi.Vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm và những công dụng hữu ích khác của cây Long Não nhé!
Cây Long Não thuộc họ Lauraceae (Long Não). Tên khoa học đầy đủ của loài cây này là Folium et lignum Cinnamomi camphorae. Ngoài ra, trong dân gian cây Long Não còn được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác là cây Chương não, cây Dã hương.
Theo nhiều tài liệu ghi chép cho thấy nguồn gốc xuất xứ ban đầu của cây Long Não là từ khu vực Đông Á. Trong đó, dấu tích xuất hiện nhiều nhất là ở đông nam Trung Quốc, miền nam Nhật Bản, Đài Loan và các vùng ở khu vực Đông Dương.
Ngoài ra, ở khu vực ven biển Đen Kavkaz cũng có rất nhiều gốc cây Long Não cổ thụ có tuổi đời trăm năm. Ở Việt Nam cây Long Não xuất hiện nhiều ở khu vực phía Bắc như Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn,....
Cây Long Não thuộc cây thân gỗ lâu năm, tuổi thọ của cây có thể lên đến hơn 100 năm. Chiều cao trung bình của cây có thể lên đến 30 mét khi trưởng thành. Đường kính thân cây cũng vô cùng lớn, tối đa có thể đạt đến 2 mét. Vỏ cây có màu nâu xám, không nhẵn mịn mà xuất hiện nhiều vết nứt nẻ như vết chân chim theo chiều dọc của cây.
Lá cây mọc theo dạng so le. Bề mặt lá nhẵn bóng, phiến dài khoảng 2.5 – 3 cm, đầu kéo thành mũi nhọn. Màu sắc trên và dưới lá có sự khác biệt nhau rõ rệt. Cụ thể mặt trên lá có màu xanh sẫm trong khi mặt dưới có màu nhạt hơn. Lá của cây Long Não có mùi thơm rất dễ chịu.
Cây Long Não có hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành chùy và thường tập trung nhiều ở phần ngọn cây. Đa số hoa Long Não đều là hoa lưỡng tính và có mùi thơm. Mùa hoa nở rộ là khoảng tháng 3 đến tháng 4. Quả của cây có dạng hình cầu. Chúng thường xanh khi còn non và khi chín chuyển sang màu tím đen.
Theo nhiều báo cáo cho thấy hầu hết các bộ phận trên cây Long Não đều có chứa tinh dầu. Điều này cũng có nghĩa là đa số các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Trong đó, thân và lá cây Long Não là được sử dụng nhiều nhất để lấy tinh dầu và cất tinh thể.
Ngoài ra, gỗ của cây Long Não rất chắc, không bị mối mọt tấn công cho nên cũng thường được dùng làm nguyên liệu chế tác đồ dùng nội thất, trang trí. Vỏ của loài cây này còn được tận dụng để ngâm làm nước súc miệng (không nuốt). Lá cây có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Cây Long Não từ xưa đã được ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh dân gian. Nguyên nhân là vì trong cây có chứa rất nhiều thành phần dược tính có lợi. Cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều đề cao những yếu tố dược có trong cây Long Não. Cụ thể:
Trong Y học cổ truyền cây Long Não có tính nóng, vị cay có thể sát trùng, giảm đau và tiêu viêm. Tuy nhiên, cần cân nhắc liều lượng bởi trong cây cũng có chứa thành phần độc tính bất lợi.
Gỗ và lá cây chưng cất lấy tinh dầu dùng làm thuốc hỗ trợ hồi sức cho tim, thuốc sát khuẩn, làm sạch đường hô hấp hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh dầu Long Não còn có thể được dùng như cao xoa bóp ngoài da giúp giảm đau, khứ phong thấp, tiêu trừ uế khí, lợi trệ khí,....
Y học hiện đại cũng rất coi trọng tác dụng chữa bệnh của cây Long Não. Theo
đó, Long Não có thể giúp kích thích hưng phấn phần trung khu thần kinh. Đồng thời, làm tăng khả năng tuần hoàn và hô hấp cho người bệnh khi được tiêm dưới da. Tác dụng này thể hiện rõ nhất đối với trường hợp bệnh nhân có vấn đề suy kiệt chức năng tim, trung khu thần kinh.
Khi uống trong với liều lượng vừa phải rất tốt cho hệ tiêu hóa khi làm ấm gan, kích thích phần niêm mạc dạ dày, kích thích đường ruột. Nếu dùng dạng thoa ngoài da gây tê mát, giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, diệt khuẩn và tiêu viêm nhanh.
Dưới đây là một số bài thuốc hay có thể kết hợp với cây Long Não. Cùng theo dõi và ghi chú ngay nhé!
Đối với trường hợp mới chớm: Dùng Long Não kết hợp với Não sa mỗi vị khoảng 2g ngâm với 200ml bào chế Tinctura và cồn 75%. Sau đó, lấy khăn bông thấm lau nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
Đối với trường hợp đã lở loét nặng nên dùng sao mềm Hoàng tố liên phối hợp với các thuốc thoa ngoài da.
Nếu dùng chữa cho trẻ nhỏ thì lấy Long Não kết hợp với hoa tiêu, mè đen rồi tán bột, trộn đều cùng Vaseline bôi trực tiếp lên vết thương cho trẻ.
Sử dụng tinh dầu Long Não có thể khử được mùi hôi cơ thể, nhất là ở vùng dưới cánh, và chân. Để áp dụng các bạn sẽ lấy 0.4g Long Não hòa tan với nước. Sau đó, cắt lát gừng mỏng thả vào. Dung dịch này sẽ thoa trực tiếp lên vùng bị hôi. Kiên trì thực hiện liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày nhất định sẽ thành công.
Do có tính năng sát khuẩn cho nên Long Não cũng được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh về răng miệng. Trong Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược có ghi chép, bài thuốc chữa sâu răng, giảm đau nhức răng miệng với Long Não như sau:
Lấy Long Não và Chu Sa mỗi vị 1 ít bằng nhau. Sau đó, đem đi tán nhuyễn thành bột mịn. Lấy bột đó bôi vào chỗ răng sâu sẽ giảm đau và diệt sâu răng.
Người bệnh lấy dầu Tùng Tiết trộn đều với tinh dầu Long Não tạo thành 1 hỗn hợp lỏng. Lấy hỗn hợp này thoa lên vị trí cần chữa, kết hợp với massage nhẹ nhàng cho hỗn hợp tinh dầu thẩm thấu vào da.
Vốn có tính nóng cho nên Long Não cũng là một trong những dược liệu điều trị đau bụng, chướng khí tốt. Với bài thuốc này người bệnh sẽ lấy Minh Nhũ Hương, Long Não mỗi vị 1 lượng bằng nhau. Sau đó, đem tán bột và cất vào hủ kín. Mỗi sáng khi pha trà bỏ vào 1 ít bột trên (khoảng 0.01 g) để uống.
Chàm là một bệnh lý về da khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh này gây nên nhiều phiền toái cho người mắc phải, thời gian bệnh cũng kéo dài khá lâu. Nếu muốn chữa dứt bệnh chàm có thể áp dụng bài thuốc bôi với Long Não như sau:
Lấy 3g Long Não và 2 miếng Đậu Hũ tươi trộn đều với nhau. Sau đó, dùng hỗn hợp thu được đắp bên ngoài vết chàm từ 3 - 5p.
Hoặc cũng có thể lấy 12g Long Não giã nhuyễn cùng 10g rễ Bạch Hạc, trộn với nước ép 1 quả chanh tươi. Dùng bông tăm thoa thuốc lên vị trí bị bệnh mỗi ngày sẽ nhanh khỏi.
Ngoài dược tính có lợi, trong Long Não cũng có chứa một hàm lượng độc tính. Vì thế, khi sử dụng Long Não để chữa bệnh, nhất là trong trường hợp chữa bệnh bằng phương pháp trong cần phải hết sức cẩn thận. Để đảm bảo an toàn hãy lưu lại ngay những điều sau:
Trên đây là bài viết giới thiệu về cây Long Não. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi ngay website của chúng tôi để được cấp nhật thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác nhé!