Nước vối là thức uống dân dã rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Đồ uống này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cây vối có mấy loại? Cách phân biệt các loại cây vối như thế nào? Câu trả lời nằm trong nội dung bài viết dưới đây.
Cây vối thuộc họ sim, có tên khoa học là cleistocalyx operculatus. Đây là loài cây thân gỗ, chiều cao 8 - 12m với vỏ cây màu nâu xám thường bị nứt dọc thân, cành. Cành cây ban đầu có hình dẹt, sau này tròn dần, khi trưởng thành thì có hình trụ có lớp vỏ khá dày.
Lá vối hình bầu dục, mọc đối xứng với nhau. Hai mặt lá màu xanh nhạt, nhẵn bóng, có thể xuất hiện một vài đốm màu nâu. Kích thước lá có chiều dài khoảng 10 - 15cm, chiều rộng 4 - 7cm. Lá có đầu hơi nhọn, gốc thuôn dài, mép có răng cưa thưa và không có lông tơ. Cuống lá dài khoảng vài mm, phần đỉnh có cánh.
Hoa vối mọc thành từng chùm hình chùy tại nách lá, có màu trắng hoặc xanh nhạt, không có cuống lá. Quả vối hình bầu dục, đường kính chỉ khoảng vài mm, hình thức giống quả sim và có thể ăn được. Nụ vối có hương thơm dễ chịu, được dùng nhiều trong dân gian với những mục đích khác nhau. Tất cả các bộ phận của cây vối đều có thể được sử an toàn, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây vối ở Việt Nam được chia làm 5 loại khác nhau. Trong đó cụ thể bao gồm:
Trong cây vối có nhiều chất dinh dưỡng, các hoạt chất có ích cho cơ thể. Trong đó có thể kể đến như : Tanin, vitamin và khoáng chất,... Ngoài ra, lá, hoa, trái của loại cây này đều có chứa một lượng tinh dầu lớn, có hương thơm cực kỳ hấp dẫn. Nụ vối còn có công dụng hấp thụ đường. Qua đó có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường có trong cơ thể.
Cây vối có những tác động rất tích cực mà chúng ta không ngờ tới. Cụ thể như sau:
Không chỉ ở Việt Nam mới có cây vối sinh trưởng. Các nước Đông Nam Á, các nước thuộc các khu vực khí hậu nhiệt đới đều xuất hiện loại cây này sinh sống. Có thể kể đến một vài cái tên như Lào, Campuchia, Malaysia, Úc, Ấn Độ,... Các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này.
Ở Việt Nam, vối thường mọc tại các vùng ven sông, những khu vực có đất phù sa màu mỡ tại tỉnh miền Bắc. Loài cây này thường được người dân thu hoạch cả lá, nụ và quả để sử dụng.
Quả vối chín sau khi hái xuống sẽ được ăn trực tiếp. Quả vối xanh cũng thường được phơi khô, nấu nước uống. Hoặc có thể được dùng để nấu nước uống ngay từ lúc còn tươi. Riêng lá và nụ vối có thể dùng để nấu nước uống khi còn tươi.
Nếu muốn bảo quản, ngay sau khi thu hoạch chúng sẽ được rửa sạch, để ráo nước, sau đó phủ rơm rạ lên trên để chúng không bị cháy nắng, bị thâm đen. Sau khi lá và nụ vối khô cũng sẽ được cất giữ, bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần. Cách ủ phơi này sẽ loại bỏ nhựa và chất diệp lục có trên lá, mang lại hương vị thơm ngon, đậm đà khi nấu nước uống.
Cây vối hiện nay không còn được trồng nhiều tại Việt Nam vì đất đai mỗi ngày một thu hẹp do dân số tăng cao. Tuy nhiên, các bộ phận của loại cây này vẫn rất được ưa thích tại nước ta. Mặc dù không phải ai cũng biết cụ thể cây vối có mấy loại, nhưng bất kỳ ai được thưởng thức loại đồ uống bình dân này cũng đều cảm thấy yêu thích.