Xã hội đang phát triển, đời sống vật chất và tinh thần đòi hỏi khắt khe hơn. Theo nhu cầu của người tiêu dùng, tiêu chuẩn về chất lượng của lá chè cũng được nâng cao. Trong số đó, tiêu chuẩn Vietgap cho trà luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Bạn đã hiểu hết thế nào là tiêu chuẩn Vietgap chưa? Trà phải đủ những tiêu chí như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn này? Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu hiệu nhất.
Những tiêu chuẩn Vietgap mà người tiêu dùng cần biết
Vietgap được viết tắt thay cho cụm từ Vietnamese Good Agricultural practices. Nó có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt nam do bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2008. Vietgap bao gồm các bộ quy phạm, tiêu chuẩn quy định trong quá trình sản xuất, thu hoạch, phân phối đến tay người tiêu dùng.
Các sản phẩm phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn phải đảm bảo an toàn sức lao động cho công nhân sản xuất. Trong bộ tiêu chuẩn Vietgap quy định cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn Vietgap trên trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
Dựa trên những nguyên tắc, quy chuẩn đề ra, các giai đoạn để có được sản phẩm chè đạt quy chuẩn Vietgap bao gồm:
Chăm sóc cây chè theo tiêu chuẩn Vietgap
Quá trình sơ chế và sấy khô chè
Sản phẩm chè tiêu chuẩn Vietgap đang được bày bán tại các siêu thị cửa hàng trên toàn quốc. Đặc biệt còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,... Người tiêu dùng cũng đang biết đến và lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chè đặc sản khác nhau. Chính vì thế mà chè Thái Nguyên cũng chịu áp lực rất lớn. Chưa kể đến những sản phẩm chè trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ giá thành rẻ. Chúng tôi hợp tác xã đã đưa ra các chiến lược kinh doanh phát triển mạng lưới chi nhánh phân phối trên toàn quốc. Để đảm bảo khách hàng mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng.
Tiêu chuẩn Vietgap đem lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, con người, xã hội,... Vừa giúp các nhà sản xuất thuận lợi kinh doanh vừa giúp khách hàng được sử dụng các sản phẩm an toàn.
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chỉ số thông tin sẽ giúp khách hàng nắm bắt được nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất. Họ sẽ hài lòng khi biết những gì mình ăn, mình sử dụng được chế biến như thế nào.
Khi Việt Nam đang dần mở cửa và hội nhập với giao thương thế giới, đem lại những giá trị lợi ích kinh tế đáng kể. Năm 2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (AVFTA) được ký kết đã mở ra một trang mới với ngành xuất nhập khẩu của Viêt Nam. Chính vì vậy mà việc nông sản phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như Vietgap, Ocop,... sẽ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nâng cao chất lượng nông sản Việt, bạn bè thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn. Ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ có bước tiến vượt bậc, tránh các tác động gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm chè của Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn Vietgap cũng sẽ thuận lợi xuất khẩu sang các nước trên toàn cầu.
Khi các sản phẩm được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm giữ chân được khách hàng. Đồng nghĩa với uy tín thương hiệu quả sản phẩm cũng được nâng cao. Từ đó phát triển sản lượng và tăng doanh thu, lợi nhuận. Giúp các doanh nghiệp sản xuất có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Việc thiết lập một mô hình sản xuất tiêu chuẩn Vietgap cũng sẽ giúp quy trình sản xuất thích ứng kịp thời trước những thay đổi trong sản xuất.
Bên cạnh những thuận lợi của sản phẩm chè Vietgap là không ít những khó khăn và thách thức. Việc áp dụng theo tiêu chuẩn Vietgap đòi hỏi sự chỉn chu và nghiêm ngặt qua từng khâu. Mà trồng chè lại chủ yếu theo hộ nhỏ lẻ. Người dân rất khó khăn và vất vả khi phải áp dụng theo quy trình này.
Để người tiêu dùng có thể quét mã vạch để truy xuất nguồn gốc xuất xứ càn sổ nhật ký. Trong từng thời kỳ, giai đoạn yêu cầu người dân trồng chè phải ghi chép đầy đủ những hoạt động đã làm liên quan đến sản phẩm. Vì thế mà nhiều người rất ngại ghi chép.
Đối với những hộ sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap còn phải đăng ký và kiểm tra thường xuyên. Các chuyên gia sẽ kiểm tra giám sát xem người dân có thực hiện đúng quy trình hay không. Các thủ tục, giấy tờ để có được giấy công nhận mất rất nhiều thời gian và công sức. Chi phí bỏ ra cũng khá tốn kém nên người dân còn ái ngại.
Sản phẩm đạt chuẩn Vietgap
Tình trạng chung là các thương lái sẽ đi thu mua chè từ các hộ trồng nhỏ lẻ. Nên việc kiểm soát chất lượng là rất khó khăn. các cán bộ kỹ thuật sẽ không thể nắm bắt được toàn bộ quy trình chăm bón, thu hái chè của nông dân. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Việc doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh thu mua chè của người dân còn vướng nhiều tác động do giá cả thị trường.
Giải pháp cần thiết nhất lúc này chính là sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người dân. Cung cấp giống tốt đến đồng hành, giám sát khâu trồng, chăm bón chè của người dân. Để đảm bảo theo đúng quy trình quy định của tiêu chuẩn Vietgap. Người trồng chè cũng phải phối hợp và tuân thủ mọi yêu cầu khắt khe từ phía doanh nghiệp thu mua.
Ngoài ra còn cần sự hỗ trợ từ phía bộ ban ngành trong hỗ trợ công nhân đạt chuẩn. Có nhiều chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi sang mô hình trồng chè Vietgap. Nên quy hoạch, đồng bộ toàn diện theo diện tích lớn để dễ dàng quản lý. Chính Phủ đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân để từng bước cải thiện tiết tới chè tiêu chuẩn vietgap.
Việc quảng bá thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Mở cửa, khuyến khích người Việt tiêu dùng hàng Việt. Người tiêu dùng sẽ quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Khi sản phẩm thực sự chất lượng thì một giá cả hợp lý sẽ làm hài lòng khách hàng.