Phật giáo đã xuất hiện từ lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt Nam. Đây là một trong những tôn giáo lớn nhất và chính thức được nhà nước ta công nhận. Đi khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng gặp những chùa lớn nhỏ thờ Phật. Bên cạnh các nghi lễ của Phật giáo thì việc niệm Phật cũng rất quan trọng.
Niệm Phật để thoát khỏi khổ nạn phiền não trần gian
Niệm Phật là phương pháp thực hành được các tín đồ sử dụng thường xuyên, đặc biệt là Tịnh độ Tông. Các bộ kinh chủ yếu của tông phái này là: Kinh A di đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ. Mỗi bộ kinh đều chứa đựng lời dạy sâu sắc của Đức Phật A Di Đà dành cho các tín đồ.
Theo lời dạy trong kinh điển, một người niệm Phật muốn tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi qua đời thì nhất định phải tuân thủ các quy định. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là niềm tin. Bản thân chúng ta phải tin tưởng vào bản thân, một lòng tin tưởng và sự tồn tại của Đức Phật và những giáo pháp Ngài giảng dạy.
Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có ước nguyện chân thành được trở về cõi Phật và quyết tâm tu luyện các giáo pháp để tâm không bất loạn. Như vậy, những phiền muộn, ý nghĩ lệch lạc trong tâm trí sẽ được loại bỏ, con người hướng tâm về Phật. Từ đó, chúng ta sẽ được đón nhận công đức niệm Phật vô biên.
Kinh điển của Đức Phật A Di Đà có dạy rằng, người nào toàn tâm niệm Phật thì sẽ may mắn, bình an và vượt qua muôn vàn sóng gió, hoạn nạn trong cuộc sống. Cụ thể về những món công đức niệm Phật như sau:
Muốn niệm Phật đạt hiệu quả như mong muốn, các tín đồ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Quan niệm của Phật giáo cho rằng, những tín đồ đã quyết tu tâm dưỡng tính hướng đến cõi niết bàn thì phải nhất tâm niệm Phật. Nhất tâm có nghĩa là trong tâm luôn nghĩ đến Phật và được những lời dạy vàng ngọc soi sáng con đường. Không chỉ lúc tỉnh táo mà khi nhắm mắt suy nghĩ hay chìm vào giấc ngủ cũng niệm Phật.
Tâm một lòng hướng về Đức Phật A Di Đà
Nếu việc niệm Phật không bị gián đoạn thì quá trình thoát qua khổ nạn trần gian mới có hy vọng thành hiện thực. Đời người dù ngắn ngủi mười, hai mươi năm hay dài lâu tới tám, chín mươi năm cũng cần duy trì niệm Phật. Nếu làm theo đúng lời Phật dạy, cuộc đời con người sẽ luôn vui vẻ, thanh thản, không bị những dục vọng đời thường làm mờ mắt.
Trước khi chìm vào giấc ngủ, mỗi chúng ta nên dành thời gian niệm lời Đức Phật răn dạy trong bộ kinh. Cách tốt nhất là nhẩm thầm trong miệng và không nên đọc to thành tiếng. Tuy nhiên, với bất kỳ ai niệm kinh Phật thì cũng phải đọc từ trong tâm, tức là “tâm luôn có Phật”. Sau đó từ từ chìm dần vào giấc ngủ và niệm Phật ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất, cả tạng Pàli và tạng Hán, gồm có ba cách: một là nhớ nghĩ Pháp thân Phật, hai là quán tưởng tướng hảo và công đức của Phật, ba là xưng niệm danh hiệu Phật.
Niệm ân Đức Phật theo truyền thống nguyên thủy
Vô lượng vô biên Ân Đức khác của Phật đều bắt nguồn từ ba Ân Đức trọng đại ấy, cũng như muôn loài
thảo mộc chỉ do mặt địa cầu mà phát sanh ra vậy. Nếu kể rộng hơn, những Ân Đức cao cả của Ngài có thể tóm tắt trong chín Hồng Danh sau đây:
1. ARAHAM: Ứng Cúng,
2. SAMMĀSAMBUDDHO: Chánh Biến Tri (Chánh Đẳng Giác),
3. VIJJĀCARANASAMPANNO: Minh Hạnh Túc,
4. SUGATO: Thiện Thệ,
5. LOKAVIDŪ: Thế Gian Giải,
6. ANUTTARO: Vô Thượng Sĩ và
PURISADAMMASĀRATHI: Điều Ngự Trượng Phu,
7. SATTHĀDEVAMANUSSĀNAM: Thiên Nhân Sư,
8. BUDDHO: Phật
9. BHAGAVĀ: Thế Tôn
Lễ Phật, Niệm Phật gieo đức tin Phật Bảo
Đệ tử của Phật giáo là những người ăn nói nho nhã, tính cách lương thiện, đức độ và tránh làm điều ác. Hãy giữ nguồn năng lượng tích cực và chăm chỉ niệm Phật mỗi ngày. Khi đó, công đức niệm Phật sẽ đến với người xứng đáng.