Tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc chè Thái Nguyên

Từ lâu, trà Thái Nguyên đã trở thành đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến vùng đất này. Tìm hiểu lịch sử cây chè Thái Nguyên quá trình hình thành phát triển được giống trà với hương vị đặc biệt này.

Lịch sử chè thái nguyên

Không có nhiều sử sách ghi lại lịch sử và nguồn gốc chè Thái Nguyên. Nhưng theo Văn Minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng, vợ của vua Hùng là người đã có công tìm kiếm, thuần hóa những cây trà hoang về dạy cho dân trồng.

ông Vũ Văn Hiệt - ông Đội Năm - Ông tổ chè Tân Cương
ông Vũ Văn Hiệt – ông Đội Năm – Ông tổ chè Tân Cương

Theo tương truyền trong dân gian, ông Vũ Văn Hiệt (1883 – 1945) là người tiên phong mang giống chè từ Phú Thọ về Thái Nguyên. Nhờ hợp với thổ nhưỡng, cây trà phát triển rất tốt tại vùng đồi chè Thái Nguyên Tân Cương. Thành phẩm có chất lượng rất cao. Người dân nơi đây dần dần chuyển sang trồng trà làm thu nhập chính.

Cây chè cổ lâu năm tại Tân Cương Thái Nguyên
Cây chè cổ lâu năm tại Tân Cương Thái Nguyên

Cụ Hiệt chính là người có công cải thiện đời sống người dân Thái Nguyên. Đồng thời, nâng tầm thức chè Thái Nguyên nổi tiếng lẫy lừng. Các thương lái đến từ Ấn Độ, Trung Quốc thường tìm đến ông mua trà. Để ghi nhận những đóng góp của cụ, người dân suy tôn ông là “ông tổ chè Tân Cương”.

Nhãn hiệu Trà cánh hạc ra đời

Trà Tân Cương Thái Nguyên lần đầu được giới thiệu qua nhãn hiệu trà gói Cánh Hạc, một đặc sản nổi tiếng của người Thái Nguyên và được bày bán rộng rãi, đặc biệt là ở Hà Nội. Tên gọi “trà Cánh Hạc” xuất phát từ phương pháp hái chè, với những búp chè non được hái theo quy cách “một tôm hai lá”, trông giống như hai cánh của con hạc.

Cây trà cổ trung du giống trà cánh hạc
Cây trà cổ trung du giống trà cánh hạc

Trà Cánh Hạc đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trà Tân Cương. Vào năm 1935, nhãn hiệu trà Cánh Hạc, Tân Cương, Thái Nguyên đã giành giải Nhất tại cuộc đấu xảo. Với biểu tượng hai con hạc, thương hiệu trà Cánh Hạc ngày càng nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

trà cánh hạc được gìn giữ đến ngày hôm nay
trà cánh hạc được gìn giữ đến ngày hôm nay

Đến năm 1935, trà Cánh Hạc đã được mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội và giành giải nhất. Kể từ đó, thương hiệu trà Cánh Hạc không chỉ được người thưởng trà trong nước ưa chuộng mà còn thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Cụ thể, các thương gia Ấn Độ đã đặt mua hàng chục tấn trà mỗi năm từ cụ Đội Năm.

Trà móc câu được tiếp nối

Trà Móc Câu là sự tiếp nối của trà Cánh Hạc, được sáng tạo bởi nghệ nhân sao chè Tân Cương. Loại trà này được chế biến từ búp chè non theo quy cách “một tôm hai lá” và được sao chế thủ công, tạo ra những cánh trà cong như móc câu.

Giống trà móc câu 1 tôm 2 lá
Giống trà móc câu 1 tôm 2 lá

Dù có tên gọi khác nhau, trà móc câu Thái Nguyên vẫn tiếp tục giữ vững tinh hoa của thương hiệu trà Cánh Hạc nổi tiếng một thời, đồng thời mang đến hương vị đặc trưng và đậm đà hơn.

Bảo hộ thương hiệu

Hiện nay, toàn tỉnh đã có 01 thương hiệu địa phương dưới hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương” Thái Nguyên; 06 thương hiệu địa phương dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, “Chè La Bằng”, “Chè Trại Cài”, “Chè Vô Tranh”, “Chè Tức Tranh” và Nhãn hiệu tập thể “Chè Phổ Yên”.

Trên đây thông tin về lịch sử và nguồn gốc cây Chè Thái Nguyên được Hải Trà Tân Cương sưu tầm, hy vọng giúp bạn hiểu thêm về kiến thức về Chè Thái Nguyên.

4.2/5 - (12 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0